Phường Tiên Cát nhiều nông dân làm kinh tế giỏi

Hội Nông dân phường Tiên Cát hiện có 759 hội viên, sinh hoạt ở 9 chi hội. Thời gian qua, Hội Nông dân phường đã phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn, đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH, Quỹ hỗ trợ nông dân, HTX nông nghiệp cho nông dân vay vốn, hỗ trợ giống, vật tư, con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng chí Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết: “Hội chỉ đạo các chi hội, hội viên chuyển hướng sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề dịch vụ, thương mại khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp để phục vụ các công trình công cộng trên địa bàn như Công viên Văn Lang, khu tái định cư Đồng Ngược…”.
Để chuyển đổi ngành nghề hiệu quả, Hội chỉ đạo các chi hội làm tốt công tác tuyên truyền cho hội viên nông dân về các ngành nghề dịch vụ cận đô thị với hướng “sản xuất rau sạch và thực phẩm sạch”, phối hợp với Hội Nông dân thành phố, HTX nông nghiệp mở lớp dạy nghề dịch vụ nhà hàng cho 25 hội viên tham gia. Thành lập các tổ, nhóm dịch vụ nấu ăn phục vụ các hội nghị, cưới hỏi… như tổ chị Huế ở chi hội Đoàn Kết, tổ bà Hải chi hội Hồng Hà, tổ bà An chi hội Sông Thao… Chị Nguyễn Thị Minh Huế tổ trưởng nhóm nấu cỗ chi hội Đoàn Kết chia sẻ: “Qua học lớp đào tạo nghề nấu ăn, nhóm đã thu hút từ 15-20 hội viên tham gia dịch vụ nấu cỗ, với thu nhập 60 triệu/năm/hội viên”.
Chương trình sản xuất rau sạch và thực phẩm sạch cũng thu hút một số gia đình đầu tư chăn nuôi theo hướng an toàn như hộ chị Nguyễn Thị Tiệp ở chi hội Đoàn Kết, chị Lê Thị Toàn ở chi hội Anh Dũng… chăn nuôi lợn, gà và làm giá đỗ. Mỗi năm gia đình cho xuất chuồng khoảng 4 tấn lợn hơi, thu nhập từ chăn nuôi trung bình 50-100 triệu/năm.
Từ những mô hình trên, 5 năm qua, toàn phường có 125 lượt hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Trong đó mô hình nuôi trồng thủy sản có thu nhập từ 50-90 triệu/năm như ông Đinh Văn Quý chi hội Thọ Mai, ông Nguyễn Hùng Sinh, ông Trương Văn Tăng chi hội Tiên Sơn, ông Nguyễn Phùng Hưng chi hội Sông Thao, ông Nguyễn Văn Tập chi hội Hồng Hà đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng.
Các hộ chế biến lương thực thực phẩm như hộ ông Lưu Quang Đản, bà Trương Thị Khang chi hội Thọ Mai. Ngoài ra còn nhiều hộ điển hình phát triển kinh tế theo hướng đa ngành nghề như cơ khí sửa xe của hộ ông Nguyễn Tiến Khang chi hội Đoàn Kết, ngành dịch vụ hộ ông Nguyễn Văn Chí chi hội Tiên Sơn, dịch vụ thương mại hộ bà Đặng Thị Hải chi hội Sông Thao... Các mô hình này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng đô thị. Các hộ nông dân SXKD giỏi - hộ nghèo vượt khó luôn tiên phong trong các phong trào, gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia các chương trình nhân đạo từ thiện; giúp đỡ các hộ nông dân nghèo góp phần vào ổn định kinh tế- xã hội của địa phương.
Tuy nhiên phong trào chưa đều ở một vài chi, tổ hội, nhiều điển hình chưa nhân ra diện rộng. Trong đó, một bộ phận hội viên nông dân nhận thức còn hạn chế, mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp, hội viên chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa thể hiện rõ vai trò đoàn kết tương trợ giúp nhau vượt khó giảm hộ nghèo. Công tác chỉ đạo phong trào cán bộ hội chưa sâu sát, kịp thời giải quyết những khó khăn cho hội viên nên chưa tạo môi trường thuận lợi cho hội nông dân phát triển sản xuất.
Để phong trào nông dân SXKD giỏi phát triển, cần có sự tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các đoàn thể. Phong trào cần được triển khai thực hiện thường xuyên và liên tục, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, giúp nông dân được tiếp cận nhiều nguồn vốn vay với lãi suất thấp, để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Thanh, hiện nay bò là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá cả tương đối ổn định nên ít gây tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi. Các giống bò được nuôi phổ biến ở Tư Nghĩa trong những năm qua chủ yếu là bò vàng địa phương, bò lai sind và bò lai Zêbu. Trong đó, giống bò lai sind đã được người dân lựa chọn nuôi ngày một nhiều với quy mô hộ gia đình, trang trại, chăn nuôi tập trung theo kiểu bán công nghiệp.

Tuy nhiên, do mức giảm còn khiêm tốn nên nhìn chung giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn còn ở mức cao. Tại TP Cần Thơ, hiện giá nhiều loại thức ăn gia súc, gia cầm (loại hỗn hợp dạng viên) của nhiều hãng như: Con cò, Hi-Gro, Cargill... từ 260.000 - 290.000 đồng/bao 25kg; thức ăn đậm đặc dạng cám (loại 35 - 46% đạm) ở mức 450.000 - 500.000 đồng/bao 25kg.

Ðến đất Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bây giờ, tôi dễ dàng cảm nhận ngay màu xanh mướt của những vườn tiêu. Màu xanh của những vườn tiêu ở đây thật dễ chịu. Có ấn tượng này là bởi ngày xưa, có nhà báo đàn anh, nhiều lần than thở chuyện “mặn ngọt vùng đất chua” khi nhắc về Hoài Hảo.

Theo ghi nhận trong gần 40 năm qua, không có cây sinh trưởng mới khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn và phát triển loài cây này thì việc nhân giống để trồng bổ sung là hết sức cần thiết; tuy nhiên việc nhân giống thủy tùng trong những năm qua vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2 - 3 dương lịch.