Phường Tiên Cát nhiều nông dân làm kinh tế giỏi

Hội Nông dân phường Tiên Cát hiện có 759 hội viên, sinh hoạt ở 9 chi hội. Thời gian qua, Hội Nông dân phường đã phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn, đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH, Quỹ hỗ trợ nông dân, HTX nông nghiệp cho nông dân vay vốn, hỗ trợ giống, vật tư, con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng chí Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết: “Hội chỉ đạo các chi hội, hội viên chuyển hướng sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề dịch vụ, thương mại khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp để phục vụ các công trình công cộng trên địa bàn như Công viên Văn Lang, khu tái định cư Đồng Ngược…”.
Để chuyển đổi ngành nghề hiệu quả, Hội chỉ đạo các chi hội làm tốt công tác tuyên truyền cho hội viên nông dân về các ngành nghề dịch vụ cận đô thị với hướng “sản xuất rau sạch và thực phẩm sạch”, phối hợp với Hội Nông dân thành phố, HTX nông nghiệp mở lớp dạy nghề dịch vụ nhà hàng cho 25 hội viên tham gia. Thành lập các tổ, nhóm dịch vụ nấu ăn phục vụ các hội nghị, cưới hỏi… như tổ chị Huế ở chi hội Đoàn Kết, tổ bà Hải chi hội Hồng Hà, tổ bà An chi hội Sông Thao… Chị Nguyễn Thị Minh Huế tổ trưởng nhóm nấu cỗ chi hội Đoàn Kết chia sẻ: “Qua học lớp đào tạo nghề nấu ăn, nhóm đã thu hút từ 15-20 hội viên tham gia dịch vụ nấu cỗ, với thu nhập 60 triệu/năm/hội viên”.
Chương trình sản xuất rau sạch và thực phẩm sạch cũng thu hút một số gia đình đầu tư chăn nuôi theo hướng an toàn như hộ chị Nguyễn Thị Tiệp ở chi hội Đoàn Kết, chị Lê Thị Toàn ở chi hội Anh Dũng… chăn nuôi lợn, gà và làm giá đỗ. Mỗi năm gia đình cho xuất chuồng khoảng 4 tấn lợn hơi, thu nhập từ chăn nuôi trung bình 50-100 triệu/năm.
Từ những mô hình trên, 5 năm qua, toàn phường có 125 lượt hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Trong đó mô hình nuôi trồng thủy sản có thu nhập từ 50-90 triệu/năm như ông Đinh Văn Quý chi hội Thọ Mai, ông Nguyễn Hùng Sinh, ông Trương Văn Tăng chi hội Tiên Sơn, ông Nguyễn Phùng Hưng chi hội Sông Thao, ông Nguyễn Văn Tập chi hội Hồng Hà đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng.
Các hộ chế biến lương thực thực phẩm như hộ ông Lưu Quang Đản, bà Trương Thị Khang chi hội Thọ Mai. Ngoài ra còn nhiều hộ điển hình phát triển kinh tế theo hướng đa ngành nghề như cơ khí sửa xe của hộ ông Nguyễn Tiến Khang chi hội Đoàn Kết, ngành dịch vụ hộ ông Nguyễn Văn Chí chi hội Tiên Sơn, dịch vụ thương mại hộ bà Đặng Thị Hải chi hội Sông Thao... Các mô hình này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng đô thị. Các hộ nông dân SXKD giỏi - hộ nghèo vượt khó luôn tiên phong trong các phong trào, gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia các chương trình nhân đạo từ thiện; giúp đỡ các hộ nông dân nghèo góp phần vào ổn định kinh tế- xã hội của địa phương.
Tuy nhiên phong trào chưa đều ở một vài chi, tổ hội, nhiều điển hình chưa nhân ra diện rộng. Trong đó, một bộ phận hội viên nông dân nhận thức còn hạn chế, mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp, hội viên chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa thể hiện rõ vai trò đoàn kết tương trợ giúp nhau vượt khó giảm hộ nghèo. Công tác chỉ đạo phong trào cán bộ hội chưa sâu sát, kịp thời giải quyết những khó khăn cho hội viên nên chưa tạo môi trường thuận lợi cho hội nông dân phát triển sản xuất.
Để phong trào nông dân SXKD giỏi phát triển, cần có sự tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các đoàn thể. Phong trào cần được triển khai thực hiện thường xuyên và liên tục, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, giúp nông dân được tiếp cận nhiều nguồn vốn vay với lãi suất thấp, để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015, hầu hết nông dân trong tỉnh đều phấn khởi khi cả hai vụ sản xuất trong năm 2014 đều đạt được những kết quả thuận lợi. Năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao, giá cả ổn định (trừ giá mủ cao su xuống thấp hơn những năm trước) là tiền đề để nông dân tiếp tục đầu tư sản xuất thâm canh nâng cao năng suất cây trồng.

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Được hỗ trợ bởi nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), những năm qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình; nhờ đó, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Qua quá trình khảo nghiệm, giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá mang đến cho nông hộ những mùa vàng năng suất, chất lượng cao. Rồi giống lạc L23 được phòng chuyên môn đề xuất với chính quyền địa phương bổ sung vào cơ cấu giống mới của huyện. Hay cách chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hình thức khép kín mang lại nhiều lợi ích kinh tế...

Hậu Giang đã và đang tập trung mở rộng mối quan hệ giao lưu, hợp tác thông qua các dự án ưu tiên mời gọi doanh nghiệp gần xa, trong đó có các đối tác nước ngoài như Hàn Quốc tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh trên lĩnh vực nông nghiệp vốn có tại địa phương.