Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phường Tiên Cát nhiều nông dân làm kinh tế giỏi

Phường Tiên Cát nhiều nông dân làm kinh tế giỏi
Ngày đăng: 28/07/2015

Hội Nông dân phường Tiên Cát hiện có 759 hội viên, sinh hoạt ở 9 chi hội. Thời gian qua, Hội Nông dân phường đã phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn, đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH, Quỹ hỗ trợ nông dân, HTX nông nghiệp cho nông dân vay vốn, hỗ trợ giống, vật tư, con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng chí Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết: “Hội chỉ đạo các chi hội, hội viên chuyển hướng sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề dịch vụ, thương mại khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp để phục vụ các công trình công cộng trên địa bàn như Công viên Văn Lang, khu tái định cư Đồng Ngược…”.

Để chuyển đổi ngành nghề hiệu quả, Hội chỉ đạo các chi hội làm tốt công tác tuyên truyền cho hội viên nông dân  về các ngành nghề dịch vụ cận đô thị với hướng “sản xuất rau sạch và thực phẩm sạch”, phối hợp với Hội Nông dân thành phố, HTX nông nghiệp mở lớp dạy nghề dịch vụ nhà hàng cho 25 hội viên tham gia. Thành lập các tổ, nhóm dịch vụ nấu ăn phục vụ các hội nghị, cưới hỏi… như tổ chị Huế ở chi hội Đoàn Kết, tổ bà Hải chi hội Hồng Hà, tổ bà An chi hội Sông Thao… Chị Nguyễn Thị Minh Huế tổ trưởng nhóm nấu cỗ chi hội Đoàn Kết chia sẻ: “Qua học lớp đào tạo nghề nấu ăn, nhóm đã thu hút từ 15-20 hội viên tham gia dịch vụ nấu cỗ, với  thu nhập 60 triệu/năm/hội viên”.

Chương trình sản xuất rau sạch và thực phẩm sạch cũng thu hút một số gia đình đầu tư chăn nuôi theo hướng an toàn như hộ chị Nguyễn Thị Tiệp ở chi hội Đoàn Kết, chị Lê Thị Toàn ở chi hội Anh Dũng… chăn nuôi lợn, gà và làm giá đỗ. Mỗi năm gia đình cho xuất chuồng khoảng 4 tấn lợn hơi, thu nhập từ chăn nuôi trung bình 50-100 triệu/năm.

Từ những mô hình trên, 5 năm qua, toàn phường có 125 lượt hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Trong đó mô hình nuôi trồng thủy sản có thu nhập từ 50-90 triệu/năm như ông Đinh Văn Quý chi hội Thọ Mai, ông Nguyễn Hùng Sinh, ông Trương Văn Tăng chi hội Tiên Sơn, ông Nguyễn Phùng Hưng chi hội Sông Thao, ông Nguyễn Văn Tập chi hội Hồng Hà đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng.

Các hộ chế biến lương thực thực phẩm như hộ ông Lưu Quang Đản, bà Trương Thị Khang chi hội Thọ Mai. Ngoài ra còn nhiều hộ điển hình phát triển kinh tế theo hướng đa ngành nghề như cơ khí sửa xe của hộ ông Nguyễn Tiến Khang chi hội Đoàn Kết, ngành dịch vụ hộ ông Nguyễn Văn Chí chi hội Tiên Sơn, dịch vụ thương mại hộ bà Đặng Thị Hải chi hội Sông Thao... Các mô hình này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng đô thị. Các hộ nông dân SXKD giỏi - hộ nghèo vượt khó luôn tiên phong trong các phong trào, gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia các chương trình nhân đạo từ thiện; giúp đỡ các hộ nông dân nghèo góp phần vào ổn định kinh tế- xã hội của địa phương.

Tuy nhiên phong trào chưa đều ở một vài chi, tổ hội, nhiều điển hình chưa nhân ra diện rộng. Trong đó, một bộ phận hội viên nông dân nhận thức còn hạn chế, mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp, hội viên chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa thể hiện rõ vai trò đoàn kết tương trợ giúp nhau vượt khó giảm hộ nghèo. Công tác chỉ đạo phong trào cán bộ hội chưa sâu sát, kịp thời giải quyết những khó khăn cho hội viên nên chưa tạo môi trường thuận lợi cho hội nông dân phát triển sản xuất.

Để phong trào nông dân SXKD giỏi phát triển, cần có sự tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các đoàn thể. Phong trào cần được triển khai thực hiện thường xuyên và liên tục, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, giúp nông dân được tiếp cận nhiều nguồn vốn vay với lãi suất thấp, để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau

Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.

24/09/2012
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Trắm Ở Thái Nguyên Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Trắm Ở Thái Nguyên

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp người dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Định Hoá (Thái Nguyên) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá trắm cỏ bán thâm canh, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

24/09/2012
Nhiều Diện Tích Lúa Mới Xuống Giống Bị Thiệt Hại Do Mưa Nhiều Ở Sóc Trăng Nhiều Diện Tích Lúa Mới Xuống Giống Bị Thiệt Hại Do Mưa Nhiều Ở Sóc Trăng

Trong gần 2 tuần qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có mưa liên tục làm nhiều vùng nông dân đang xuống giống vụ lúa mùa và thu đông bị thiệt hại do nước ngập sâu nguy cơ gây thiệt hại trắng hàng trăm ha.

24/09/2012
Áp Dụng Tốt Các Biện Pháp Canh Tác Để Tăng Năng Suất Lúa Áp Dụng Tốt Các Biện Pháp Canh Tác Để Tăng Năng Suất Lúa

Thời điểm này, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã xuống giống cho vụ thu đông, cũng đang vào mùa mưa, với nhiều trận mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa. Tiến sĩ Chu Văn Hách, Trưởng Bộ môn Phân bón và Kỹ thuật canh tác, Viện Lúa ĐBSCL lưu ý bà con một số giải pháp để có thể bảo vệ vụ mùa thu đông và chuẩn bị tốt cho vụ mùa đông xuân.

24/09/2012
Ông Lê Văn Tám Bội Thu Từ Trồng Ổi Ông Lê Văn Tám Bội Thu Từ Trồng Ổi

Ông Lê Văn Tám ở thôn 1 xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có vụ thu hoạch bội thu, khi 2.000 gốc ổi cho lứa quả đầu tiên sau gần 2 năm nỗ lực chăm bón. Cứ hai ngày một lượt, khách hàng từ dưới phố lên chọn quả hái khoảng 300 kg. Với giá 6.000 đồng/kg, mỗi lần xuất bán như vậy, ông có 1,8 triệu đồng.

24/09/2012