Phương pháp nuôi cá mú cọp bằng lồng bè

Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bình Thuận đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá mú cọp bằng lồng bè. Mô hình được hỗ trợ giống, thức ăn và thuốc phòng trị bệnh; được xây dựng với quy mô 2250 con cá mú giống cỡ 10 – 12 cm, thả nuôi trong 90 m3 nước/ 5 điểm. Thời gian nuôi 9 tháng, tỷ lệ sống 60%. Hệ số thức ăn 2.0; năng suất cá thương phẩm đạt 15 kg/m3.
Dưới sự giám sát của Lãnh đạo Trung tâm khuyến nông khuyến ngư, phòng kinh tế huyện và địa phương 2 xã Tam Thanh và Long Hải (Bình Thuận), các hộ triển khai mô hình tiến hành thả giống nuôi. Cỡ giống đựơc thả nuôi có chiều dài 10 – 12 cm, có chất lượng tốt, đều cỡ.
Trước khi thả giống nuôi các cơ sở đều vệ sinh tẩy rửa lồng lưới cho sạch sẽ. Con giống trước khi thả vào lồng nuôi đựơc ngâm tắm trong nước lạnh có pha thuốc sát trùng để tiêu diệt 1 số mầm bệnh.
Qua theo dõi kiểm tra cho thấy, tháng đầu trọng lượng thân tăng bình quân: 100gr/con, chiều dài thân tăng 10cm; tháng thứ 2 tăng 95gr/con: tháng thứ 3 và tháng thứ 4 tăng 90 gr/con; tháng thứ 5 tăng 80 gr/con.
Kết quả nuôi cho thấy về sau cá phát triển nhưng chậm hơn. Do được quản lý và chăm sóc chặt chẽ, cá nuôi phát triển tốt, tại các điểm xây dựng mô hình cá có tỷ lệ sống trên 70%, theo thông tin từ Cổng TTĐT tỉnh Bình Thuận.
Điều kiện nuôi cá mú cọp bằng lồng bè thuộc vùng biển kín gió. Độ sâu 7m khi thủy triều thấp nhất, đáy biển là sỏi cát. Dòng chảy nhẹ có tốc độ bình quân 0,5m/giây. Biên độ dao động của thuỷ triều dưới 3m. Độ trong: 3 - 5m; độ mặn: 29 - 33‰; nhiệt độ nước 23 - 25oC. Nước trong sạch, không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, dân dụng hoặc sinh vật hữu cơ có hại.
Quy mô mô hình: 99m3 lồng nuôi. Lồng bè thuộc dạng lồng bè nổi. Lồng lưới làm bằng sợi nylon; lưới trơn không có gút để tránh làm xây xát cá nuôi. Kích cỡ mắt lưới phù hợp với kích cỡ cá nuôi; giai đoạn thả giống kích cỡ mắt lưới 2a: 1,5 cm, giai đoạn cá có trọng lượng trên 300gr/con kích cỡ mắt lưới 2a: 3,5 cm.
Hệ thống phao nổi làm bằng vật liệu composit có dạng hình khối vuông, kích thước 1x1x1 m được lắp ghép vào dàn bè bằng gỗ liên kết với nhau bằng bulông, trên bè có một nhà gỗ 5x5 m để làm nơi sinh hoạt, chế biến thức ăn cho cá và giặt vệ sinh lưới.
Cá mú cọp giống sản xuất nhân tạo được mua từ Indonesia chở về TP Hồ Chí Minh bằng máy bay rồi được vận chuyển về Nha Trang. Cá đóng trong túi PE, mỗi túi 100 con cá giống, kích cỡ dài 6-8 cm, cho túi PE vào thùng xốp, xếp lên xe bảo ôn để chuyển đi. Cá đồng kích cỡ, khoẻ mạnh, không dị tật, không bị xây xát.
Thả cá vào lúc sáng sớm. Trước khi thả cá phải thuần hoá cá trong 30 phút. Dùng máy nổ sục khí liên tục 2 ngày cho lồng cá sau khi thả để cá mau hồi phục. Mật độ thả: 25 con/m3, theo thông tin từ Văn phòng Nông thôn mới Hà Tĩnh.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Toàn (Hà Giang) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở trồng rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP?

Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.