Đồng Tháp nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng cá tra
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu khái quát với đoàn về vị trí địa lý; tình hình phát triển kinh tế của tỉnh; các nội dung về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, giới thiệu cụ thể về tiềm năng phát triển của ngành hàng cá tra gồm: thực trạng đầu vào; tiềm năng thị trường; cơ cấu diện tích vùng nuôi; công nghiệp chế biến cá tra.
TS Flavio Corsin - Giám đốc IDH đánh giá cao thực trạng phát triển ngành hàng cá tra của tỉnh Đồng Tháp với vị thế dẫn đầu cả nước về xuất khẩu cũng như diện tích thả nuôi. Phía IDH mong muốn được hợp tác với tỉnh trong tất cả các lĩnh vực thuộc về ngành hàng cá tra; cùng với đó sẽ hỗ trợ 40% kinh phí cho tỉnh trong việc xây dựng thực hiện và ứng dụng công nghệ trong sản xuất cá tra.
Dịp này, Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam thông tin với tỉnh về chương trình hợp tác công tư “Hỗ trợ phát triển bền vững cá tra Đồng Tháp”. Theo đó, chương trình hợp tác này tập trung vào 4 điểm chính: xây dựng hệ thống thông tin ngành cá tra Đồng Tháp; quy hoạch và quản lý vùng nuôi theo chứng nhận của Liên minh Thủy sản toàn cầu (GAA); xử lý môi trường; xây dựng thông tin cảnh báo và hệ thống giám sát, xây dựng thương hiệu kết hợp với du lịch sinh thái.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng đánh giá cao về Chương trình hợp tác công tư trong lĩnh vực cá tra. Đồng thời, mong muốn Tổ chức IDH sẽ là cầu nối để ngành cá tra của tỉnh được kết nối với doanh nghiệp quốc tế nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, hỗ trợ cho tỉnh về cải thiện chất lượng giống nuôi và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho cá tra. Phó Chủ tịch đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh thuộc ngành cá tra để có thể xác định mục tiêu hợp tác cụ thể.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.

Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.

Có lẽ, ít người biết rằng để bảo tồn nguồn gene ngựa Việt, từ hàng chục năm qua có một trung tâm chuyên nuôi dưỡng, bảo tồn và lai tạo những giống ngựa thuộc loại quý hiếm cho nước ta - được đặt ở một nơi khá kín đáo thuộc khu Việt Bắc. Đây cũng là “lò” sản xuất ngựa đầu tiên và lâu đời nhất ở nước ta.