Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Mới Phát Hiện Vi Khuẩn EMS

Phương Pháp Mới Phát Hiện Vi Khuẩn EMS
Ngày đăng: 27/09/2014

Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).

Tháng 12/2013, một nhóm các nhà khoa học Thái Lan và Đài Loan cung cấp thông tin về đoạn mồi và giao thức PCR về vi khuẩn gây bệnh EMS làm thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp tôm cả trong nước và quốc tế.

Mặc dù giao thức này đạt được thành công và được đặt tên AP1 và AP2, nhóm nghiên cứu Thái Lan vẫn tiếp tục nghiên cứu bệnh này để cải thiện kỹ thuật phát hiện chúng.

Theo trung tâm Quốc gia kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (BIOTEC), ngày 18/6 tại Diễn đàn Phát triển Công nghiệp tôm quốc tế lần thứ 6 tại Chiết Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã tiết lộ thông tin về phương pháp PCR mới và được cải tiến gọi là phương pháp AP3.

Phương pháp này được dựa trên phát hiện trình tự gen của một loại protein trong một tiểu phần nhỏ của mẫu nước dùng nuôi cấy tế bào từ chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây AHPND, nhưng không phải từ V. parahaemolyticus hoặc vi khuẩn khác mà không gây ra AHPND.

Mẫu tế bào di động được chuẩn bị sẵn có dấu hiệu điển hình của AHPND cấp tính (tế bào biểu mô ống lượn gan tụy có biểu hiện bong tróc lớn) khi cho tôm ăn bởi ống lượn đảo chiều. Mồi (AP3) được thiết kế để khuếch đại trình tự gen của một loại protein nhỏ độc hại từ tiểu phần này.

Theo BIOTEC, phương pháp AP3 kết quả nhạy tới 100%, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm để phát hiện các vi khuẩn AHPND bao gồm việc sử dụng 98 chủng vi khuẩn đặc trưng bởi xét nghiệm sinh học như AHPND và vi khuẩn không có AHPND.

Phương pháp AP3 được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Mahidol, Trung tâm nghiên cứu thú y thủy sản của công ty Charoen Pokphand và công ty BIOTEC.


Có thể bạn quan tâm

Lem Nhem Thủy Sản Miền Bắc Lem Nhem Thủy Sản Miền Bắc

Trái với sự sôi động, náo nhiệt tại khu vực phía Nam, ngành thủy sản miền Bắc hơn một thập kỷ qua vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Ngoài đặc thù địa lí, khí hậu, tập quán thì nguyên nhân chính khiến thủy sản miền Bắc èo uột như hiện tại là do hệ thống nghiên cứu và SX giống quá yếu, lem nhem.

16/08/2013
Tác Nhân Gây Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa Là Rầy Xanh Đuôi Đen Tác Nhân Gây Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa Là Rầy Xanh Đuôi Đen

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.

16/08/2013
Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm Và Măng Cụt Phục Vụ Du Lịch Sinh Thái. Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm Và Măng Cụt Phục Vụ Du Lịch Sinh Thái.

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.

16/08/2013
Sông Mã Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Nhãn Sông Mã Cải Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Nhãn

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.

16/08/2013
Hơn 50.000 Tỷ Đồng Đầu Tư Cho Tam Nông Hơn 50.000 Tỷ Đồng Đầu Tư Cho Tam Nông

Ông Nguyễn Công Soái-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thành ủy, UBND TP.Hà Nội tổ chức ngày 15.8.

16/08/2013