Trang chủ / Cây lương thực / Trồng ngô

Phương Pháp Mới Bảo Quản Ngô Chống Nấm Mốc

Phương Pháp Mới Bảo Quản Ngô Chống Nấm Mốc
Ngày đăng: 08/01/2012

Tiến sĩ Nguyễn Thùy Châu - Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa nghiên cứu thành công giải pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hữu hiệu: sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus.

Công nghệ sản xuất chế phẩm: giống được lấy ra từ ống thạch nghiêng cấy vào bình tam giác, lên men lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 30oC trong 18 giờ rồi lên men sục khí để thu sinh khối. Chế phẩm Bacillus Pumillus có thể dùng trộn (bằng tay hoặc máy) theo tỷ lệ 0,2% với ngô sau khi thu hoạch để bảo quản. Qua thí nghiệm cho thấy, ngô sau khi được trộn chế phẩm có tác dụng ức chế mạnh các loài nấm mốc. So với các phương pháp bảo quản ngô bằng xông hơi, trộn hóa chất... thì dùng chế phẩm sinh học Bacillus Pumillus không làm giảm chất lượng sản phẩm và đặc biệt an toàn với sức khỏe của con người và vật nuôi khi sử dụng. Hiện giá chế phẩm là 200 đồng/kg ngô bảo quản và nếu đưa vào sản xuất đại trà sẽ giảm còn 150 đồng/kg ngô. Đặc biệt, phương pháp này còn phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình và cả quy mô lớn như trang trại, nhà máy, xí nghiệp.Tiến sĩ Nguyễn Thùy Châu - Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa nghiên cứu thành công giải pháp chống nấm mốc trên ngô một cách hữu hiệu: sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus.

Công nghệ sản xuất chế phẩm: giống được lấy ra từ ống thạch nghiêng cấy vào bình tam giác, lên men lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 30oC trong 18 giờ rồi lên men sục khí để thu sinh khối. Chế phẩm Bacillus Pumillus có thể dùng trộn (bằng tay hoặc máy) theo tỷ lệ 0,2% với ngô sau khi thu hoạch để bảo quản. Qua thí nghiệm cho thấy, ngô sau khi được trộn chế phẩm có tác dụng ức chế mạnh các loài nấm mốc. So với các phương pháp bảo quản ngô bằng xông hơi, trộn hóa chất... thì dùng chế phẩm sinh học Bacillus Pumillus không làm giảm chất lượng sản phẩm và đặc biệt an toàn với sức khỏe của con người và vật nuôi khi sử dụng. Hiện giá chế phẩm là 200 đồng/kg ngô bảo quản và nếu đưa vào sản xuất đại trà sẽ giảm còn 150 đồng/kg ngô. Đặc biệt, phương pháp này còn phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình và cả quy mô lớn như trang trại, nhà máy, xí nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Mật Độ Trồng Ngô Cho Năng Suất Cao Mật Độ Trồng Ngô Cho Năng Suất Cao

Viện Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng quốc tế khuyến cáo: Với cây ngô vùng nhiệt đới, khoảng cách giữa các hàng tối ưu từ 50 - 70cm, càng hẹp càng tốt. Khoảng cách cây trong hàng từ 20 - 30cm, (càng rộng càng tốt).

08/01/2012
Kinh Nghiệm Bảo Quản Ngô Quy Mô Nông Hộ Kinh Nghiệm Bảo Quản Ngô Quy Mô Nông Hộ

Trong quá trình bảo quản hạt ngô thường bị một số hiện tượng sau: Bị nhiễm mốc, lên men, sâu mọt, tự bốc nóng. Để tránh hiện tượng trên bà con cần thực hiện theo

08/01/2012
Xử Lý Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông Xử Lý Bệnh Trên Cây Ngô Vụ Đông

Hiện nay, trên cây ngô đông từ giai đoạn 3 - 5 lá đến trổ cờ ở các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn... đang xuất hiện bệnh lạ. Triệu chứng của những cây ngô bị bệnh, ở giai đoạn 3 - 5 lá: phiến lá dày, màu xanh đậm và giòn hơn bình thường, phần ngọn bị xoắn hoặc sít lại, phần gốc mọc các chồi phụ.

08/01/2012
Triệu Chứng Khi Cây Bắp Thiếu Dinh Dưỡng Triệu Chứng Khi Cây Bắp Thiếu Dinh Dưỡng

Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.

08/01/2012
Kỹ Thuật Đơn Giản Làm Tăng Năng Suất Ngô Kỹ Thuật Đơn Giản Làm Tăng Năng Suất Ngô

Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân

31/10/2011