Phương Pháp Lai Tạo Giống Bò Sữa

Tinh viên hay còn gọi là tinh đông viên được SX từ tinh dịch của bò đực giống. Sau khi pha loãng trong môi trường, người ta làm đông lạnh để bảo quản. Loại tinh đông viên có giá thành rẻ, dễ SX, dễ bảo quản. Dụng cụ dùng để phối tinh đơn giản và rẻ tiền. Tuy vậy ở dạng tinh đông viên có nhược điểm: Trong quá trình thao tác dễ nhiễm bẩn và không ghi lại được số liệu của con đực giống trên viên tinh từ đó khó khăn cho công tác quản lý giống. ở nước ta đã SX thành công tinh đông viên ở Trung tâm Moncada bao gồm các giống bò Redsindhi, Brahman, Saliwal chủ yếu phục vụ cho chương trình sinh hoá đàn bò để cải tạo đàn bò vùng địa phương như ở Hàm Thuận Bắc đã thực hiện.
Tinh cọng rạ là tiến bộ mới trong kỹ thuật SX tinh. Tinh dịch của bò đực giống tốt sau khi pha loãng được nạp vào trong ống nhựa (giống như ruột bút bi) nên đặt tên cho nó là tinh cọng rạ. Ưu điểm của tinh cọng rạ là hạn chế thấp nhất sự nhiễm bẩn trong quá trình bảo quản và thao tác phối giống. Tinh cọng rạ có thể ghi được số liệu của bò đực giống trên cọng rạ, vì vậy thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý giống. Nước ta đã SX thành công tinh cọng rạ tại Trung tâm Mondaca gồm các loại tinh bò sữa Zebu giá rẻ 17.000đ/1 cọng rạ. Ngoài ra chúng ta còn nhập tinh từ Mỹ, Pháp, Hà Lan v.v...
Huyện Hàm Thuận Bắc hiện nay đang xây dựng chương trình phát triển bò sữa giai đoạn 2003 - 2010. Bà con nông dân ở các xã, thị trấn đã có bò nái nền (Lai sind) tốt nên liên hệ với cơ quan khuyến nông huyện, tỉnh mua tinh của bò sữa dưới hai dạng tinh đông viên, tinh cọng rạ về phối cho bò cái sinh sản khi phát dục, sẽ tạo ra giống bò hướng sữa. Chú ý cần phải có kỹ thuật giỏi để thao tác phối tinh cho bò chắc chắn và có hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Trong chăn nuôi hiện nay đã có những bước đột phá về công nghệ để mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó phải kể đến công nghệ về sản xuất giống. Chúng tôi xin giới thiệu một số quy trình, kỹ thuật, ưu nhược điểm và những lưu ý khi sử dụng tinh phân biệt giới tính trong chăn nuôi bò sữa.

Bò sữa đang nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta là con lai có từ 50% đến 87,5% máu bò Hà Lan vì thế khả năng chịu đựng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất kém.

Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy, hình vòng hay chấm có khi hình hoa thị, đường kính nhỏ 0,3 – 2 micromet. Bệnh được truyền do ve hút máu bò.

Tại các vùng núi cao, bò thường được đeo chuông. Nhưng làm thế nào để bò mang chuông? Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã đi sâu vào vấn đề này.

Độc tố nấm thường xuyên xảy ra chủ yếu ở châu Âu và Đức là zearalenone (Zea) và deoxynivalenol (DON). Mức độ độc tố nấm được tìm thấy trong nước tiểu của bò có thể xem là dấu ấn sinh học để phát hiện 2 loại độc tố này hay không? Các nhà nghiên cứu Đức đã cố gắng tìm hiểu.