Phương Pháp Diệt Cỏ Dại Không Dùng Chất Hóa Học

Lúa mạch đen ngăn chặn sự sinh sôi của cỏ dại.
Cỏ dại là một vấn đề đau đầu đối với người nông dân của các nước trên thế giới, kể cả những nước có công nghệ tiên tiến như Mỹ. Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra một phương pháp mới kiểm soát cỏ dại bằng một loại cây bao phủ thay vì dùng chất hóa học.
Nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ Steve Mirsky cùng với các nhà nghiên cứu khác tiến hành trồng một cánh đồng lúa mạch đen, trước khi mùa gieo hạt.
Khi cây cao khoảng 2 mét, nhóm nghiên cứu thay vì cắt lúa mạch đen, đã san bằng chúng bằng cách máy cán có trục lăn, nén và ép chúng thành một lớp thảm dầy ngăn cỏ dại phát triển. Lúa mạch đen được sử dụng như một loại cây che phủ vì nó giúp ngăn xói mòn, giúp đất giữ các chất dinh dưỡng, và làm giảm sự cần thiết phải làm đất.
Nhà sinh thái Steve Mirsky cho biết: “Lớp lúa mạch đen này che phủ toàn bộ mặt đất, giảm lượng ánh sáng xuống bề mặt đất. Tấm chăn che phủ này cũng giúp cho đất ẩm hơn, đồng thời ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của cỏ dại”.
Mặc dù mất nhiều thời gian hơn nếu áp dụng phương pháp này, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết, những loại thực vật thảm sau khi khô lại và mục ruỗng sẽ là nguồn phân bón rất hữu ích cho đất trồng mùa vụ tiếp theo. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc áp dụng phương pháp này đó là các cây trồng sẽ hoàn toàn là sản phẩm hữu cơ, không sử dụng chất hóa học.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, tổng diện tích cây thanh long của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) hơn 19 ha, chủ yếu là thanh long ruột đỏ.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác, năm 2014, Hội Nông dân (HND) xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vận động cán bộ, hội viên và nhân dân trồng chuối già cấy mô. Qua gần 1 năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích đất canh tác.

Từ đầu tháng 3 đến nay nắng hạn đến sớm khiến đất trong các nhà vườn trở nên khô khốc, cây trồng thiếu nước. Theo nhận định của bà con nông dân, nắng hạn sẽ làm cho nhà vườn giảm năng suất trái cây mùa hè này và ảnh hưởng đến năng suất một số cây công nghiệp cho thu hoạch trong mùa khô.

Những giống cam nổi tiếng xứ Bắc như: cam sành Bố Hạ, cam Đường Canh, quýt vàng Lạng Sơn… đã đem về quả ngọt cho người dân Sơn Lang khi chỉ với hơn 600 gốc cam, mỗi năm đem về cho chủ nhân bạc tỷ.

Với 300.000 con bò thịt và bò sữa, theo tính toán, “Bầu” Đức dư sức kiếm hơn 20 triệu USD mỗi năm từ nguồn phân bò.