Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Diệt Cỏ Dại Không Dùng Chất Hóa Học

Phương Pháp Diệt Cỏ Dại Không Dùng Chất Hóa Học
Ngày đăng: 12/02/2014

Lúa mạch đen ngăn chặn sự sinh sôi của cỏ dại.

Cỏ dại là một vấn đề đau đầu đối với người nông dân của các nước trên thế giới, kể cả những nước có công nghệ tiên tiến như Mỹ. Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra một phương pháp mới kiểm soát cỏ dại bằng một loại cây bao phủ thay vì dùng chất hóa học.

Nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ Steve Mirsky cùng với các nhà nghiên cứu khác tiến hành trồng một cánh đồng lúa mạch đen, trước khi mùa gieo hạt.

Khi cây cao khoảng 2 mét, nhóm nghiên cứu thay vì cắt lúa mạch đen, đã san bằng chúng bằng cách máy cán có trục lăn, nén và ép chúng thành một lớp thảm dầy ngăn cỏ dại phát triển. Lúa mạch đen được sử dụng như một loại cây che phủ vì nó giúp ngăn xói mòn, giúp đất giữ các chất dinh dưỡng, và làm giảm sự cần thiết phải làm đất.

Nhà sinh thái Steve Mirsky cho biết: “Lớp lúa mạch đen này che phủ toàn bộ mặt đất, giảm lượng ánh sáng xuống bề mặt đất. Tấm chăn che phủ này cũng giúp cho đất ẩm hơn, đồng thời ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của cỏ dại”.

Mặc dù mất nhiều thời gian hơn nếu áp dụng phương pháp này, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết, những loại thực vật thảm sau khi khô lại và mục ruỗng sẽ là nguồn phân bón rất hữu ích cho đất trồng mùa vụ tiếp theo. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc áp dụng phương pháp này đó là các cây trồng sẽ hoàn toàn là sản phẩm hữu cơ, không sử dụng chất hóa học.


Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê Tái canh vườn cà phê già cỗi Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê Tái canh vườn cà phê già cỗi

Để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, điều tiên quyết là nhất thiết cần tiến hành tốt công tác tái canh những vườn cà phê già cỗi. Tuy nhiên việc này đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nguồn giống và nguồn vốn.

05/11/2015
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê thực trạng đáng lo ngại Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê thực trạng đáng lo ngại

Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù làm nông dân luôn phải chạy theo thị trường... Đó là thực trạng đáng lo ngại mà ngành cà phê Việt Nam cần sớm tháo gỡ.

05/11/2015
Xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở ĐBSCL Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn cánh đồng lớn Mô hình đột phá Xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở ĐBSCL Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn cánh đồng lớn Mô hình đột phá

Liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn được sự quan tâm, sâu sát của các ngành chức năng.

05/11/2015
Xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở ĐBSCL Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn Xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở ĐBSCL Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

05/11/2015
Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ

Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Yanmar Việt Nam tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ tại xã Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú).

05/11/2015