Phương Pháp Diệt Cỏ Dại Không Dùng Chất Hóa Học

Lúa mạch đen ngăn chặn sự sinh sôi của cỏ dại.
Cỏ dại là một vấn đề đau đầu đối với người nông dân của các nước trên thế giới, kể cả những nước có công nghệ tiên tiến như Mỹ. Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra một phương pháp mới kiểm soát cỏ dại bằng một loại cây bao phủ thay vì dùng chất hóa học.
Nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ Steve Mirsky cùng với các nhà nghiên cứu khác tiến hành trồng một cánh đồng lúa mạch đen, trước khi mùa gieo hạt.
Khi cây cao khoảng 2 mét, nhóm nghiên cứu thay vì cắt lúa mạch đen, đã san bằng chúng bằng cách máy cán có trục lăn, nén và ép chúng thành một lớp thảm dầy ngăn cỏ dại phát triển. Lúa mạch đen được sử dụng như một loại cây che phủ vì nó giúp ngăn xói mòn, giúp đất giữ các chất dinh dưỡng, và làm giảm sự cần thiết phải làm đất.
Nhà sinh thái Steve Mirsky cho biết: “Lớp lúa mạch đen này che phủ toàn bộ mặt đất, giảm lượng ánh sáng xuống bề mặt đất. Tấm chăn che phủ này cũng giúp cho đất ẩm hơn, đồng thời ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của cỏ dại”.
Mặc dù mất nhiều thời gian hơn nếu áp dụng phương pháp này, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết, những loại thực vật thảm sau khi khô lại và mục ruỗng sẽ là nguồn phân bón rất hữu ích cho đất trồng mùa vụ tiếp theo. Một trong những lợi ích lớn nhất của việc áp dụng phương pháp này đó là các cây trồng sẽ hoàn toàn là sản phẩm hữu cơ, không sử dụng chất hóa học.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ vừa tổ chức hội thảo mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma, Emic dùng ủ phân chuồng, xác bã thực vật thành phân vi sinh.

Hơn 5 năm trở lại đây, chưa bao giờ người nuôi tôm trong tỉnh có được niềm vui trọn vẹn. Bởi nếu tôm không mất mùa do dịch bệnh thì cũng rớt giá thảm hại. Điều này luôn khiến những người trong cuộc đặt câu hỏi: Bao giờ nghề nuôi tôm mới tạo được đột phá sau sự ra đời rất huy hoàng của nó?

Ba mặt hàng nông thủy sản chính của xuất khẩu VN đều giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan.

Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.