Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Bón Phân Theo Đặc Điểm Cây Trồng

Phương Pháp Bón Phân Theo Đặc Điểm Cây Trồng
Ngày đăng: 01/06/2012

Một chế độ bón phân cho cây trồng được coi là hợp lý, cân đối, vừa đạt hiệu quả nông học vừa đạt hiệu quả kinh tế phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

Cây trồng được cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời những chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây có đủ sức khỏe đạt năng suất cao, phẩm chất tốt; duy trì và không ngừng làm tăng độ phì nhiêu (độ màu mỡ) của đất; đem lại lợi nhuận cao nhất và ổn định cho người sản xuất; phù hợp với tập quán trình độ và điều kiện sản xuất hiện tại.

Để đạt các yêu cầu trên, khi bón phân cho cây cần chú ý các vấn đề sau:

Đặc điểm của cây trồng: Mỗi loại cây trồng có đặc điểm và yêu cầu khác nhau về chất dinh dưỡng. Trong đó yêu cầu đầu tiên là phải có một năng suất nhất định. Ví dụ, muốn có năng suất lúa đạt 5 tấn/ha thì cây phải cần 80kg N nguyên chất + 55kg P2O5 + 155kg K2O. Nếu hệ số sử dụng phân bón là 60% thì yêu cầu một lượng phân bón phải có được 133,3kg N + 91,6kg P2O5 + 258kg K2O. Với các cây trồng khác cũng có thể tính toán như trên. Tức là phải đáp ứng đúng nhu cầu.

Bên cạnh đó, lượng các chất dinh dưỡng cây cần trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, từ đó phân chia lượng phân bón các loại cho từng thời gian khác nhau. Chẳng hạn cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều đạm (N) và lân (P), khi làm đòng và trổ lại cần nhiều kali (K) và P. Đối với cây cam được 3 - 5 năm tuổi đang cho quả, mỗi cây mỗi năm bón khoảng 150 - 200kg P2O5 bón toàn bộ sau thu hoạch cùng với phân hữu cơ, phân kali cần khoảng 60 – 120kg K2O chia 2 lần bón sau đậu quả và trước thu hoạch 1- 2 tháng. Đối với những cây thu hoạch lá hoặc giai đoạn sinh trưởng cần tăng nhanh sinh khối (cành, nhánh lá) thì phải ưu tiên phân chứa nhiều đạm (N).

Đặc điểm hệ rễ của cây để xác định vị trí bón phân tốt nhất. Cây có hệ rễ chùm ăn nông như cây lúa, ngô, nên bón chủ yếu ở đất mặt (lớp đất canh tác từ 0 - 30cm). Cây lâu năm hệ rễ phát triển hấp thụ phân bón tương ứng với hình chiếu mép tán cây, nên bón phân trong phạm vi này (chú ý kỹ thuật đào rãnh, làm bồn).

Ngoài ra cần chú ý đến tính thích ứng của cây đối với pH đất và loại phân, từ đó xác định lượng vôi (hoặc những loại chất có chứa Ca như: CaCO3, Dolomite, Thạch cao-Sulphate Canxi…) và loại phân cần bón. Nhóm cây không ưa chất Clo như thuốc lá, khoai tây, cam quýt, sầu riêng… không nên bón phân có chứa chất Clo (Cl), những loại cây này cần nâng cao pH (pH > 6,0) để tăng chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Phân bón giả và nỗi đau thật Phân bón giả và nỗi đau thật

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chưa đầy 3km, phường Tân Lập được xem là vùng chuyên canh rau quả cung cấp chính cho thị trường thành phố.

30/11/2015
Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc

Phụ phẩm sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như rơm, rạ có cơ hội được sử dụng làm chiếu và thức ăn cho bò.

30/11/2015
Sao nông nghiệp lại sợ TPP Sao nông nghiệp lại sợ TPP

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”

30/11/2015
Khi đã có niềm tin Khi đã có niềm tin

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

30/11/2015
Học nhiều, hành không nổi Học nhiều, hành không nổi

Trong những ngày gần đây, chuyện hàng nghìn buồng chuối tiêu hồng “ế nẫu” làm “nẫu lòng” các hộ nông dân tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về phương cách làm nông nghiệp tự phát, phi thị trường, đầy rủi ro.

30/11/2015