Phương pháp bảo quản thủy sản tối ưu bằng hầm poluurethane

Ngày 30.7, tại Khánh Hòa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm hiện đại hóa đội tàu khai thác xa bờ khu vực miền Trung”.
Ông Dương Văn Tiêu – Phó Giám đốc TTKNQG cho biết: “Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, năng suất đánh bắt ngày càng giảm. Đánh bắt được đã khó nhưng bắt được rồi thì phương pháp bảo quản hiện nay đang gây hao hụt rất lớn. Theo tính toán hiện nay, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch phải đến 20-30%, đây là một tổn thất rất lớn”.
Theo các nhà khoa học tại diễn đàn, qua thời gian thực hiện mô hình và chuyển giao trong dân, hầm bảo quản sản phẩm bằng poluurethane là vật liệu tối ưu ứng dụng vào hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá hiện nay. Thời gian bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và giảm tỷ lệ hao hụt dưới 5% trong 20 ngày, không hao đá. Công nghệ này đã được TTKNQG chuyển giao và áp dụng trong cả nước.
Tại diễn đàn, TTKNQG cũng công bố số điện thoại tư vấn miễn phí kỹ thuật làm hầm bảo quản cho ngư dân. Tính trung bình, giá làm hầm loại này là từ 50-80 triệu đồng/m3, ngư dân sẽ được hỗ trợ từ một trong các nguồn vốn từ Nghị định 67, Nghị định 55 hoặc mô hình khuyến nông quốc gia.
Diễn đàn lần này có hơn 200 ngư dân các tỉnh khu vực miền Trung tham gia và kéo dài hơn so với dự kiến bởi nhiều câu hỏi đề nghị tư vấn tập trung vào giá cả các loại thiết bị kỹ thuật hiện đại, chính sách hỗ trợ... Các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung giới thiệu, tư vấn sử dụng ứng dụng các thiết bị điện tử hàng hải trên tàu cá như máy dò ngang sonar, máy radar hàng hải trên tàu đánh bắt xa bờ, máy tạo băng lỏng (đá sệt của Nhật Bản)… Đồng thời, diễn đàn cũng giới thiệu với ngư dân nhiều công nghệ để bà con ứng dụng, như công nghệ khai thác cá ngừ đại dương trên nghề câu tay với 20 mô hình (250 triệu đồng/tàu) đã thực hiện hiệu quả ở các tỉnh ven biển; công nghệ ngâm hạ nhiệt cá ngừ đại dương trên tàu câu (120 triệu/tàu); công nghệ sử dụng nước biển lạnh tuần hoàn cho tàu vây cá ngừ; công nghệ đông lạnh gió; đông lạnh thấm..
Có thể bạn quan tâm

Long An là một trong những tỉnh có quy mô sản xuất lúa đứng hàng đầu đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lúa hơn 2,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thời gian qua, tỉnh Long An đã phát triển thêm nhiều loại cây trồng khác mang lại hiệu quả cao, nhờ đó đời sống của người dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện.

Giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre hiện tăng thêm bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/chục 12 trái so với cách nay khoảng 1 tháng.

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…