Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phước Hà (Ninh Thuận) nhân rộng mô hình nuôi bò vỗ béo

Phước Hà (Ninh Thuận) nhân rộng mô hình nuôi bò vỗ béo
Ngày đăng: 24/04/2015

Thế mạnh của Phước Hà là phát triển chăn nuôi bò, tuy nhiên do tập quán chăn thả, dựa vào đồng cỏ tự nhiên nên trọng lượng bò nuôi đạt thấp, hiệu quả không cao. Nhằm giúp bà con áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, năm 2012, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với xã Phước Hà triển khai mô hình nuôi bò vỗ béo tại thôn Trà Nô cho 40 hộ dân.

Theo đó, mỗi hộ được vay 12 triệu đồng để mua bò, sau 18 tháng sẽ thu hồi lại gốc ban đầu để tiếp tục cho các hộ khác vay theo hình thức xoay vòng; các hộ được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc bò… Sau gần 3 năm triển khai, các hộ tham gia mô hình đều rất phấn khởi vì bò phát triển tốt, đạt hiệu quả cao.

Trung bình mỗi cặp bò con mua ban đầu có giá từ 10 - 12 triệu đồng, sau thời gian vỗ béo có thể bán với giá 50 - 55 triệu đồng, lợi nhuận thu về được các hộ quay vòng để tiếp tục nuôi bò mở rộng quy mô. Anh Mang Hưng, hộ tham gia mô hình ở thôn Trà Nô cho biết: Gia đình mình được vay 12 triệu đồng để mua 2 con bò về nuôi vỗ béo, thông qua lớp tập huấn mình đã biết tận dụng các nguồn thức ăn rơm, lá bắp, trồng thêm cỏ cho bò ăn nên mau lớn. Hai con bò bán được 50 triệu đồng, thu lãi 30 triệu đồng và đã trả lại vốn cho chương trình. Hiện giờ, tái đàn lên được 4 con.

Qua tìm hiểu, mô hình nuôi bò vỗ béo ở thôn Trà Nô có hiệu quả hơn hẳn cách chăn nuôi truyền thống, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đến nay, đã có gần 30 hộ tham gia mô hình thoát nghèo, hầu hết các hộ đã hoàn trả lại vay ban đầu. Từ hiệu quả của mô hình, nhiều hộ dân trong xã cũng học tập làm theo. Anh Ma Năng Phước, ở thôn Giá chia sẻ: Gia đình tôi có 4 con bò nuôi theo hình thức chăn thả. Thấy các hộ nuôi bò vỗ béo có hiệu quả, nên tui học hỏi làm theo, bằng cách tách đàn những con bò ốm yếu để chăm sóc riêng, nên sau thời gian bò mập mạp, bán được giá cao hơn.

Đến nay, với số vốn thu hồi của 40 hộ dân ở thôn Trà Nô, xã đã chuyển qua cho 19 hộ vay mua bò ở thôn Giá và thôn Là A. Đồng chí Kiều Thanh Nhõa, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hà cho biết: Mô hình nuôi bò vỗ béo là thiết thực nhất, mở ra hướng đi phù hợp với lợi thế của địa phương. Hiện nay, xã đã triển khai nhân rộng mô hình ra các thôn khác. Từ các nguồn vốn đầu tư hàng năm của cấp trên và vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, xã sẽ tạo điều kiện cho nhân dân vay phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân trồng khoai lang lỗ nặng Nông dân trồng khoai lang lỗ nặng

Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là địa phương trồng khoai lang lớn nhất vùng ĐBSCL với gần 10.000 ha. Trước đây mỗi tạ khoai nông dân bán được với giá từ 500 đến 700 ngàn đồng, thì hiện tại giảm xuống chỉ còn 60 ngàn đồng đến 120 ngàn đồng/tạ - đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay. Nhiều hộ nông dân sau khi thu hoạch lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần...

02/07/2015
Xây dựng thương hiệu nấm dược liệu Đồng Nai Xây dựng thương hiệu nấm dược liệu Đồng Nai

Nghề trồng nấm của Đồng Nai đã hình thành lâu năm với những làng nghề được nhiều nơi biết tiếng, như: làng nấm Sông Trầu (huyện Trảng Bom), làng trồng nấm Long Khánh... Thế nhưng thời gian qua, nông dân trồng nấm lao đao vì nhiều loại nấm ăn liên tục “rớt” giá.

02/07/2015
Thái Lan bán đấu giá 1,4 triệu tấn gạo trong tháng 7 Thái Lan bán đấu giá 1,4 triệu tấn gạo trong tháng 7

Thái Lan hiện có 16 triệu tấn gạo lưu kho quốc gia, và dự kiến sẽ xả bán 10 triệu tấn trong năm nay và 6 triệu tấn vào năm 2016 sắp tới.

02/07/2015
Philippines mở thầu lại mua 100.000 tấn gạo Philippines mở thầu lại mua 100.000 tấn gạo

Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) vừa cho biết, quốc gia này đang có kế hoạch mở thầu lại và mời ba quốc gia Campuchia, Việt Nam và Thái Lan cung ứng 100.000 tấn gạo.

02/07/2015
Hướng tới thị trường giá trị cao Hướng tới thị trường giá trị cao

Ở Việt Nam có quá ít doanh nghiệp đủ mạnh để vươn tới những thị trường có giá trị cao, khó tính.

02/07/2015