Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phước Dinh (Ninh Thuận) Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả

Phước Dinh (Ninh Thuận) Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả
Ngày đăng: 12/06/2014

Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

Những năm trước đây, người nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 chủ yếu là nuôi tự phát, chưa có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm chung. Do vậy, dịch bệnh thường xuyên lây lan, gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nuôi tôm toàn vùng.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, 20 hộ nuôi (với tổng diện tích 22,7 ha) đã bàn bạc và thống nhất thành lập Tổ NTATBV. Theo đó, các hộ thống nhất chia sẻ kinh nghiệm từ khâu chọn giống, biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh… tất cả đều được thực hiện triệt để, đồng loạt để đảm bảo mỗi hộ tham gia đều nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các thành viên trong tổ.

Các hộ thành viên đều được tham gia các lớp tập huấn về nuôi tôm an toàn, bền vững do Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh, các công ty cung cấp giống, thức ăn tổ chức. Anh Võ Văn Sơn, Tổ trưởng Tổ NTATBV chia sẻ: Từ khi tham gia tổ, giữa các hộ có sự gắn bó, đoàn kết, thực hiện đúng cam kết, các điều khoản mà tổ đề ra từ đầu. Mỗi tháng tổ họp bàn, chia sẻ kinh nghiệm 2 lần, có kế hoạch phân công nhân lực thay phiên nhau cùng chăm sóc và bảo vệ tôm nuôi, hạn chế tình trạng thất thoát, tăng hiệu quả.

Nhờ sự liên minh, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong Tổ NTATBV, năng suất nuôi tôm của các hộ tham gia đều đạt cao hơn so với việc hoạt động riêng lẻ. Năng suất tôm thẻ bình quân của mỗi hộ đạt trên 15 tấn/ha, tỷ lệ tôm bị dịch bệnh thấp, doanh thu đạt khoảng 700 triệu đồng/ha/vụ.

Anh Nguyễn Thái Đạo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Dinh cho biết: Sự liên kết này cũng giúp cho các cơ quan chức năng, địa phương thuận lợi hơn trong quản lý, và xử lý bệnh cho tôm mỗi khi có dịch bệnh xảy ra. Đây cũng là hình thức hợp tác góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường vì cộng đồng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất cho chính các hộ tham gia.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Theo Hướng Tích Cực Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Theo Hướng Tích Cực

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

27/11/2014
Trăn Trở Với Cây Khóm Trăn Trở Với Cây Khóm

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

25/06/2014
“Phù Thủy” Trồng Mai Ghép Ra Tiền Tỷ “Phù Thủy” Trồng Mai Ghép Ra Tiền Tỷ

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.

27/11/2014
Ba Ba “Cõng” Tiền Tỷ Ba Ba “Cõng” Tiền Tỷ

Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.

25/06/2014
Con Tôm “Ôm” Đất Rừng Con Tôm “Ôm” Đất Rừng

Chạy xe máy dọc theo tuyến quốc lộ 80 từ Ba Hòn (Kiên Lương) đến Mũi Nai (TX Hà Tiên) tôi không khỏi giật mình xót xa khi chứng kiến vạt rừng cây đước, cây mắm ven biển bị người dân chặt phá loang lổ để làm ao nuôi tôm.

25/06/2014