Phụng Hiệp (Hậu Giang) Thu Hoạch Gần 6.000ha Mía

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.
Với tiến độ thu hoạch mỗi ngày khoảng 100ha mía như hiện nay, 2 doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh là Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) và Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát đã cam kết trước ngày 20-12 tới sẽ tiêu thụ dứt điểm khoảng 2.500ha mía còn lại của huyện Phụng Hiệp, riêng địa bàn TP.Vị Thanh sẽ dứt điểm vào cuối tháng 2-2015.
- Từ ngày 30-10 tới nay, giá mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp liên tục sụt giảm, trung bình trong 10 ngày qua giá mía đã giảm từ 80-120 đồng/kg. Hiện tại, thương lái thu mua các giống mía như: ROC 16, QĐ 11, QĐ 13 với giá từ 700-870 đồng/kg, nhưng hầu hết những giống mía này được nông dân thu hoạch gần như dứt điểm do là giống mía chín sớm.
Các giống mía còn lại chủ yếu là giống mía chín muộn như: K 88-92, K 94-84 được thương lái thu mua tại rẫy với giá rất thấp từ 620-730 đồng/kg. So với tuần trước đó, giá mía đã giảm từ 20-40 đồng/kg, và từ 80-120 đồng/kg trước thời điểm 30-10.
Được biết, toàn huyện Phụng Hiệp đã thu hoạch trên 5.700ha, còn khoảng 2.600ha đang được nông dân tiến hành thu hoạch. Hiện tại, ở xã Phương Bình đã ghi nhận một vài héc-ta mía có dấu hiệu trổ cờ.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE1830D3/Phung_Hiep_thu_hoach_gan_6_000ha_mia.aspx
Có thể bạn quan tâm

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.

Được xem là địa phương năng động, thường xuyên thay đổi cung cách làm ăn, từ lâu Tứ Xã (Lâm Thao - Phú Thọ) đã thành trung tâm sản xuất, kinh doanh nổi tiếng với nhiều mô hình nuôi, trồng cây, con đặc sản, làm dịch vụ. Sau lợn gà, cá tôm gần đây là nghề nuôi rắn.