Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển

Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển
Ngày đăng: 15/06/2012

Theo Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn (RNM) ven biển giai đoạn 2011 - 2015 của Sở NNPTNT Khánh Hoà thì toàn tỉnh sẽ trồng mới 600ha RNM, nâng tổng diện tích RNM tập trung lên 625ha.

Diện tích RNM được khôi phục này xem ra không thấm tháp gì, song bước đầu đánh dấu sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của chính quyền và người dân tỉnh Khánh Hoà.

Trồng rừng ngập mặn giúp chống biến đổi khí hậu.

Nguy cơ xoá sổ rừng ngập mặn

Nhiều năm qua, tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý đã dẫn đến diện tích RNM (cây đước) trên địa bàn Khánh Hòa ngày càng bị thu hẹp. Trước năm 1990, toàn tỉnh có khoảng gần 2.500ha RNM thì trong 2 năm 1990 - 2000, nhiều khu RNM đã bị người dân tàn phá nặng nề để lấy đất xây dựng ao, đìa nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê, thời điểm năm 2.000, toàn tỉnh chỉ còn 25ha RNM tập trung, và RNM đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, mà còn hủy diệt các loại động, thực vật ven biển, làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tăng khả năng xâm nhập mặn…

Khu RNM của đầm Nha Phu (xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) trước đó có khoảng 200ha rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp phát triển rầm rộ, không ít người dân nơi đây đã đưa các loại máy móc tàn phá khu rừng và biến đầm Nha Phu trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Bà Ngô Thị Thu - một người dân sống ven đầm Nha Phu (Ninh Ích) kể rằng: "Thấy người ta ồ ạt phá rừng làm đìa nuôi tôm, tôi cũng làm theo. Năm đầu, con tôm trúng mùa, thu được vài chục triệu đồng. Sau đó, các đìa tôm bắt đầu nhiễm phèn, nuôi con gì chết con nấy …".

Phục hồi môi trường sinh thái

Do nhận thức được giá trị của RNM, thời gian qua, người dân ở một số địa phương ở Khánh Hoà như thôn Tân Đảo (xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa), thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh)… đã trồng và phục hồi một số diện tích cây ngập mặn ở các vùng ven bờ, đầm phá.

Rừng ngập mặn sẽ bảo vệ môi trường sinh thái khu vực đầm Nha Phu, tạo điều kiện cho cua, cá sinh sản; bảo vệ khu vực đìa khi mưa bão không bị sạt lở...".

Ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

Ông Võ Đình Long - cán bộ kinh tế xã Ninh Ích cho biết: "Để khuyến khích người dân trồng mới diện tích rừng đước, xã đã chủ động giao đất, hỗ trợ con giống cho từng hộ gia đình". Đến nay, đã có khoảng 20ha diện tích rừng đước được khôi phục và trồng mới ở khu vực ven biển và trong các đìa nuôi tôm, cá của người dân khu vực đầm Nha Phu (thuộc xã Ninh Ích).

Tuy không thể so sánh như RNM nguyên sinh trước đây, nhưng từ ngày rừng đước được trồng và phát triển xanh tốt trở lại, môi trường sống cũng như hệ sinh thái ngập mặn đầm Nha Phu đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Vào những mùa mưa bão, người dân ở đây không còn cảm giác lo lắng bị sóng gió, bão lụt, thủy triều gây xói lở bờ đìa. Các loài thủy hải sản trong đầm và ở đìa nuôi tự nhiên của người dân (tôm, cua, cá…) cũng dần được phục hồi, sinh sôi, không còn bị chết hàng loạt.

Ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà cho biết: "Hiện nay đã có 20ha rồi, phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng thêm 30ha nữa để bảo vệ môi trường cho khu vực này tránh gió bão".

Có thể bạn quan tâm

Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

25/06/2013
Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch Hà Nội Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch Hà Nội

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.

25/06/2013
Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67 Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

25/06/2013
Dưa Bở - Đặc Sản Phố Biển Cửa Lò (Nghệ An) Dưa Bở - Đặc Sản Phố Biển Cửa Lò (Nghệ An)

Về Nghi Hương -Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) mùa này nhìn những cánh đồng dưa xanh ngút ngát, chạy dài ven chân những đầm sen, cái oi bức của ngày hè như dịu lại.

25/06/2013
Trồng Ớt Hiệu Quả Trên Đất Lúa Trồng Ớt Hiệu Quả Trên Đất Lúa

Những năm gần đây, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống ruộng lúa, nông dân nhiều nơi từ Bắc vào Nam đã đưa cây ớt vào trồng mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa gấp 3 - 5 lần.

25/06/2013