Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển

Phục Hồi Rừng Ngập Mặn Ven Biển
Ngày đăng: 15/06/2012

Theo Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn (RNM) ven biển giai đoạn 2011 - 2015 của Sở NNPTNT Khánh Hoà thì toàn tỉnh sẽ trồng mới 600ha RNM, nâng tổng diện tích RNM tập trung lên 625ha.

Diện tích RNM được khôi phục này xem ra không thấm tháp gì, song bước đầu đánh dấu sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của chính quyền và người dân tỉnh Khánh Hoà.

Trồng rừng ngập mặn giúp chống biến đổi khí hậu.

Nguy cơ xoá sổ rừng ngập mặn

Nhiều năm qua, tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý đã dẫn đến diện tích RNM (cây đước) trên địa bàn Khánh Hòa ngày càng bị thu hẹp. Trước năm 1990, toàn tỉnh có khoảng gần 2.500ha RNM thì trong 2 năm 1990 - 2000, nhiều khu RNM đã bị người dân tàn phá nặng nề để lấy đất xây dựng ao, đìa nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê, thời điểm năm 2.000, toàn tỉnh chỉ còn 25ha RNM tập trung, và RNM đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Tình trạng này không những gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, mà còn hủy diệt các loại động, thực vật ven biển, làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tăng khả năng xâm nhập mặn…

Khu RNM của đầm Nha Phu (xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) trước đó có khoảng 200ha rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp phát triển rầm rộ, không ít người dân nơi đây đã đưa các loại máy móc tàn phá khu rừng và biến đầm Nha Phu trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Bà Ngô Thị Thu - một người dân sống ven đầm Nha Phu (Ninh Ích) kể rằng: "Thấy người ta ồ ạt phá rừng làm đìa nuôi tôm, tôi cũng làm theo. Năm đầu, con tôm trúng mùa, thu được vài chục triệu đồng. Sau đó, các đìa tôm bắt đầu nhiễm phèn, nuôi con gì chết con nấy …".

Phục hồi môi trường sinh thái

Do nhận thức được giá trị của RNM, thời gian qua, người dân ở một số địa phương ở Khánh Hoà như thôn Tân Đảo (xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa), thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh)… đã trồng và phục hồi một số diện tích cây ngập mặn ở các vùng ven bờ, đầm phá.

Rừng ngập mặn sẽ bảo vệ môi trường sinh thái khu vực đầm Nha Phu, tạo điều kiện cho cua, cá sinh sản; bảo vệ khu vực đìa khi mưa bão không bị sạt lở...".

Ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

Ông Võ Đình Long - cán bộ kinh tế xã Ninh Ích cho biết: "Để khuyến khích người dân trồng mới diện tích rừng đước, xã đã chủ động giao đất, hỗ trợ con giống cho từng hộ gia đình". Đến nay, đã có khoảng 20ha diện tích rừng đước được khôi phục và trồng mới ở khu vực ven biển và trong các đìa nuôi tôm, cá của người dân khu vực đầm Nha Phu (thuộc xã Ninh Ích).

Tuy không thể so sánh như RNM nguyên sinh trước đây, nhưng từ ngày rừng đước được trồng và phát triển xanh tốt trở lại, môi trường sống cũng như hệ sinh thái ngập mặn đầm Nha Phu đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Vào những mùa mưa bão, người dân ở đây không còn cảm giác lo lắng bị sóng gió, bão lụt, thủy triều gây xói lở bờ đìa. Các loài thủy hải sản trong đầm và ở đìa nuôi tự nhiên của người dân (tôm, cua, cá…) cũng dần được phục hồi, sinh sôi, không còn bị chết hàng loạt.

Ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà cho biết: "Hiện nay đã có 20ha rồi, phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng thêm 30ha nữa để bảo vệ môi trường cho khu vực này tránh gió bão".

Có thể bạn quan tâm

Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

19/06/2014
Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

25/11/2014
Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể "Cá Bống Bớp Nghĩa Hưng"

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

19/06/2014
Năm 2014, Hàn Quốc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Tôm Việt Nam Năm 2014, Hàn Quốc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Tôm Việt Nam

Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.

25/11/2014
Phát Triển Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Góp Phần Giảm Nghèo Ở Thôn Quèn Thờ (Ninh Bình) Phát Triển Mô Hình Nuôi Con Đặc Sản Góp Phần Giảm Nghèo Ở Thôn Quèn Thờ (Ninh Bình)

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.

25/11/2014