Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phục Hồi Rừng Lòn Bon

Phục Hồi Rừng Lòn Bon
Ngày đăng: 26/08/2014

Hàng chục năm qua, cây lòn bon đã đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đồng bào huyện Đông Giang và các xã miền núi của huyện Đại Lộc. Để nâng cao chất lượng lòn bon, 2 địa phương đã có kế hoạch phục hồi, phát triển loại cây này.

Ở Quảng Nam, cùng với Tiên Phước, cây lòn bon đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Đông Giang và một số xã miền núi của huyện Đại Lộc. Khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên trái lòn bon ở Đông Giang, Đại Lộc có nhiều múi nhỏ, vị ngọt thanh, màu vàng sẫm, chất lượng hơn hẳn các nơi khác. Vì vậy, lòn bon nơi đây được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ mạnh.

Đến mùa lòn bon, thương lái từ dưới xuôi, chủ yếu ở Đại Lộc thường tìm đến tận nơi thu mua toàn bộ sản phẩm. Nhờ được mùa lòn bon mà nhiều gia đình trang trải được cuộc sống, xây dựng cơ ngơi khang trang, sắm sửa được những vật dụng đắt tiền.

Anh Alăng Uông (xã  Ca Dăng, Đông Giang) cho biết, những năm được mùa, mỗi cây lòn bon cho khoảng 100kg trái, 2 người gùi không hết. Như năm 2013, lòn bon trúng mùa, gia đình ông Hồ Quyết Tâm ở xã Ca Dăng thu nhập 30 - 40 triệu đồng; hộ có khoảng 30 - 40 cây mọc tự nhiên cũng thu hoạch vài chục triệu đồng.

Năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên lòn bon ra trái ít, trừ những cây mọc dọc khe suối vẫn cho nhiều trái. Đang là đầu mùa nên lòn bon được giá (giá bán tại chỗ khá cao, khoảng 18 - 20 nghìn đồng/kg). Với mức giá này, cây lòn bon đã đem lại khoản thu nhập không nhỏ cho đồng bào.

Trước đây, lòn bon chủ yếu mọc tự nhiên với số lượng lớn. Ở Đông Giang nhiều nhất là các xã Za Hung, Jơ Ngây, Ca Dăng, Ma Cooih... và ở Đại Lộc là xã Đại Sơn. Ông Nguyễn Văn Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cho biết, cây lòn bon không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn có giá trị về mặt văn hóa và lịch sử nên rất cần được đầu tư, phục hồi và mở rộng diện tích.

Thời gian qua, tình trạng phá rừng bừa bãi và trồng rừng không theo quy hoạch đã khiến cho diện tích lòn bon bị thu hẹp; số còn lại canh tác không đúng kỹ thuật nên ảnh hưởng chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tương tự, ở Đông Giang, việc thiếu đầu tư chăm sóc đã khiến cây lòn bon bị thoái hóa và chất lượng không được như trước.

Theo ông Phạm Cườm (Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Đông Giang), huyện đã có kế hoạch phối hợp Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học - công nghệ Quảng Nam thực hiện dự án cải thiện chất lượng và tăng sản lượng lòn bon. Trước mắt, huyện tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật cho 40 hộ dân, xây dựng mô hình cải tạo cây lòn bon trên diện tích 1ha.

Từ năm 2013, thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển cây trồng của UBND tỉnh, trong đó có lòn bon, một số hộ dân ở Đông Giang đã được cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật trồng. Trong khi đó, để phục hồi lại rừng lòn bon, Đại Lộc đã có dự án đầu tư hơn 1 tỷ đồng để trồng mới 4ha, khoanh nuôi bảo vệ 4ha.

Theo dự án, diện tích mở rộng là 100ha nhưng đến nay chỉ thực hiện được 20ha. Ông Trung cho biết, mỗi hộ tham gia dự án sẽ được cấp 1ha đất với quy mô 330 cây con/ha.

Nếu các dự án nêu trên đạt hiệu quả, rồi đây những rừng lòn bon sẽ được phục hồi. Khi đó, loại trái cây đặc sản này sẽ có mặt nhiều hơn trên thị trường - không chỉ ở thị trường Quảng Nam mà còn có thể vươn ra thị trường các địa phương lân cận. Cơ hội được hưởng lợi từ loài cây vốn là “cây hoang” này của người dân cũng sẽ rõ ràng hơn...


Có thể bạn quan tâm

Kết Quả Hoạt Động Năm 2014 Của Trung Tâm Tập Huấn Và Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Vùng ĐBSCL Kết Quả Hoạt Động Năm 2014 Của Trung Tâm Tập Huấn Và Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Vùng ĐBSCL

Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tuy được thành lập từ khá sớm nhưng sau nhiều năm xây dựng, tới giữa tháng 11/2012, Trung tâm mới ra mắt được bộ phận nhận sự đầu tiên chỉ có 6 người và đến giữa năm 2013 mới chính thức đi vào hoạt động.

06/02/2015
Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020 Cà Mau Phấn Đấu Sản Xuất Đạt 20 Tỷ Con Tôm Giống Vào Năm 2020

Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.

06/02/2015
Khánh Hòa Phấn Đấu Khai Thác 89.000 Tấn Thủy Sản Khánh Hòa Phấn Đấu Khai Thác 89.000 Tấn Thủy Sản

Hiện nay, ngoài các nghiệp đoàn nghề cá được thành lập, Khánh Hòa đã xây dựng 2 ngư đội câu cá ngừ đại dương là ngư đội Song Tử Tây và Đá Tây A với 45 tàu khai thác. Dự kiến, vụ cá Bắc 2015, các phương tiện hành nghề lưới cản, lưới kéo và câu cá ngừ đại dương sẽ tăng cường sản xuất, giải quyết nhu cầu việc làm cho ngư dân và lao động trên biển.

06/02/2015
Nuôi Cá Chẽm Tại Hà Tiên Một Nghề Tiềm Năng Nuôi Cá Chẽm Tại Hà Tiên Một Nghề Tiềm Năng

Do có nhiều lợi thế về tài nguyên diện tích mặt nước, nguồn cá tạp làm thức ăn dồi dào... Nghề nuôi cá chẽm tại Hà Tiên còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, chất lượng con giống đầu vào và sự hạn chế về thị trường tiêu thụ đang là những trở ngại chính.

06/02/2015
Phú Yên Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Huy Động Nhiều Nguồn Lực, Tập Trung Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm Phú Yên Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Huy Động Nhiều Nguồn Lực, Tập Trung Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm

Phú Yên đang đặt ra mục tiêu cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng phát triển bền vững trong khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Theo đó, từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành Thủy sản tăng bình quân từ 8 đến 9%/năm, chiếm từ 36 đến 37% tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.

06/02/2015