Phú Yên Trúng Đậm Cá Chình Giống Trái Mùa

Liên tiếp trong 4 đêm vừa qua, người dân 2 xã An Thạch và An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) trúng đậm cá chình giống, bình quân mỗi đêm mỗi cặp xúc cá chình (hai người) bắt được 600 - 800 con, trường hợp trúng luồng bắt được hơn 1.300 con.
Sau bão số 1 tan, cá chình giống (còn gọi là cá chình trắng) xuất hiện dày trên sông Cái đoạn qua 2 xã An Thạch và An Dân. Mặc dù lượng người tham gia xúc chình rất nhiều (mỗi đêm có hơn 300 người) tham gia bắt cá chình từ đập Tam Giang đến kè Bình Thạnh dài hơn 4 km.
Cá chình xuất hiện trên sông Cái trong những ngày qua chủ yếu là giống chình bông (chình hoa), có giá trị kinh tế cao và được làm giống nuôi thương phẩm phổ biến ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Tuy kích cỡ cá chình giống khai thác được còn quá nhỏ, từ 2.000 - 8.000 con/kg, nhưng do trái mùa, nên giá bán tương đối cao, từ 3.000 đến 7.000 đồng/con tùy theo kích cỡ, cao gấp 3 lần so với thời điểm chính vụ khai thác.
Người dân ở đây cho biết, hàng năm cá chính trắng chỉ xuất hiện trên sông Cái từ khoảng giữa tháng 8 năm trước đến đầu tháng Giêng (âm lịch) năm sau. Đây là năm đầu tiên cá chình trắng xuất hiện từ trung tuần tháng 3 và lượng chình xuất hiện dày còn có thể cho khai thác đến hết tháng 4 (âm lịch).
Có thể bạn quan tâm

Sáng 30-8-2013 tại Cảng cá Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành), Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá trao giấy phép cho hai doanh nghiệp thuỷ sản đưa 08 tàu đánh cá đi khai thác trên ngư trường Indonesia.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.

Theo đó, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần bám sát tình hình sản xuất của các địa phương, cùng địa phương điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu dịch bệnh, thú y, quan trắc, cảnh báo và phát hiện sớm các dịch bệnh để xử lý...

Ông Mai Tấn Phước (ngụ khóm Thới An A, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết, gia đình ông đang nuôi 8.000 con cá lóc giống bằng thức ăn công nghiệp trong 4 bể ny-lon (tổng diện tích 62 m2).

Mới đây, qua kết quả khảo sát thực địa của PGS Tiến sĩ Võ Văn Phú, Khoa Sinh học Đại học Khoa học Huế cho thấy rằng, nguồn chim yến tự nhiên ở vùng Huế không thua kém các tỉnh duyên hải phía Nam.