Phú Yên tăng cường phòng, tránh dịch bệnh cho tôm nuôi

Theo đó, vùng nuôi thuộc đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) có độ mặn ổn định từ 35 đến 36‰, khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An) ở mức 31 - 32‰, vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) dao động từ 15 đến 35‰. Độ kiềm và pH ở hầu hết các điểm thu mẫu trong tỉnh đều trong ngưỡng cho phép, riêng 2 điểm Vũng Diều (xã An Cư, huyện Tuy An) và Phước Giang (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) có pH nước hơi thấp (7,5).
Hàm lượng phosphat cao gấp 2 đến 4 lần so với ngưỡng cho phép được phát hiện tại các điểm Diêm Hội (xã An Hòa, huyện Tuy An) và Phước Giang; hàm lượng NH3 ở Diêm Hội khá cao (1,03mg/l). Phát hiện ô nhiễm vi sinh ở các điểm thu mẫu Diêm Hội và Phước Giang với mật độ vibrio tổng số cao trên ngưỡng cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Nguy cơ tôm nuôi bị nhiễm các bệnh do nhiễm khuẩn ở vùng nuôi Phước Giang là rất cao, nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo chất lượng nước tại các vùng nuôi thủy sản diễn biến phức tạp, nguy cơ tôm nuôi mắc các bệnh nhiễm khuẩn là rất cao. Người nuôi nên bơm nước vào ao ở những thời điểm nước lớn, tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.

Về thăm Phú Khánh, một trong những xã đạt hiệu quả kinh tế cao của huyện Thạnh Phú (Bến Tre), chúng tôi cảm nhận sự thay đổi sâu sắc của đời sống người dân nơi đây. Hai bên đường là những ngôi nhà tường khang trang xen lẫn những ao cá, vườn dừa xanh mướt.