Phú Yên tăng cường phòng, tránh dịch bệnh cho tôm nuôi

Theo đó, vùng nuôi thuộc đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) có độ mặn ổn định từ 35 đến 36‰, khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An) ở mức 31 - 32‰, vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) dao động từ 15 đến 35‰. Độ kiềm và pH ở hầu hết các điểm thu mẫu trong tỉnh đều trong ngưỡng cho phép, riêng 2 điểm Vũng Diều (xã An Cư, huyện Tuy An) và Phước Giang (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) có pH nước hơi thấp (7,5).
Hàm lượng phosphat cao gấp 2 đến 4 lần so với ngưỡng cho phép được phát hiện tại các điểm Diêm Hội (xã An Hòa, huyện Tuy An) và Phước Giang; hàm lượng NH3 ở Diêm Hội khá cao (1,03mg/l). Phát hiện ô nhiễm vi sinh ở các điểm thu mẫu Diêm Hội và Phước Giang với mật độ vibrio tổng số cao trên ngưỡng cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Nguy cơ tôm nuôi bị nhiễm các bệnh do nhiễm khuẩn ở vùng nuôi Phước Giang là rất cao, nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo chất lượng nước tại các vùng nuôi thủy sản diễn biến phức tạp, nguy cơ tôm nuôi mắc các bệnh nhiễm khuẩn là rất cao. Người nuôi nên bơm nước vào ao ở những thời điểm nước lớn, tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung.
Có thể bạn quan tâm

Theo một số hộ dân nuôi cá bống tượng tại xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau giá cá bống tượng thời điểm này năm trước chưa đến 200 ngàn đồng/kg, làm nhiều hộ nuôi khốn đốn.

Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.

Những năm gần đây, thực hiện mô hình nuôi sò huyết, ốc len dưới tán cây rừng, nhiều hộ nhận đất khoán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng Đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản. Theo đề án, Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu với quy mô khoảng 10 tàu tại TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn.