Phú Yên tăng cường phòng, tránh dịch bệnh cho tôm nuôi

Theo đó, vùng nuôi thuộc đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) có độ mặn ổn định từ 35 đến 36‰, khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An) ở mức 31 - 32‰, vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) dao động từ 15 đến 35‰. Độ kiềm và pH ở hầu hết các điểm thu mẫu trong tỉnh đều trong ngưỡng cho phép, riêng 2 điểm Vũng Diều (xã An Cư, huyện Tuy An) và Phước Giang (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) có pH nước hơi thấp (7,5).
Hàm lượng phosphat cao gấp 2 đến 4 lần so với ngưỡng cho phép được phát hiện tại các điểm Diêm Hội (xã An Hòa, huyện Tuy An) và Phước Giang; hàm lượng NH3 ở Diêm Hội khá cao (1,03mg/l). Phát hiện ô nhiễm vi sinh ở các điểm thu mẫu Diêm Hội và Phước Giang với mật độ vibrio tổng số cao trên ngưỡng cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Nguy cơ tôm nuôi bị nhiễm các bệnh do nhiễm khuẩn ở vùng nuôi Phước Giang là rất cao, nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo chất lượng nước tại các vùng nuôi thủy sản diễn biến phức tạp, nguy cơ tôm nuôi mắc các bệnh nhiễm khuẩn là rất cao. Người nuôi nên bơm nước vào ao ở những thời điểm nước lớn, tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung.
Có thể bạn quan tâm

Cây nhãn Ido đã mang lại cho nhiều nông dân cuộc sống sung túc điển hình như ông Nguyễn Văn Phúc tỉnh Vĩnh Long, mỗi năm lời trên 2 tỷ đồng.

Không chỉ thu tiền lời hơn 1 tỉ đồng mỗi năm từ trang trại nuôi ếch, anh Nguyễn Văn Nữa (29 tuổi) còn là người đầu tiên làm chà bông ếch thành công

Anh Nguyễn Văn Luật vay vốn ngân hàng, người thân để đào ao thả cá, xây chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Từ mô hình này mà mỗi năm anh “đút túi” trên 1 tỷ đồng.

Lúc đầu vì thiếu vốn, anh phải vay thêm tiền ngân hàng để khởi nghiệp với mô hình nuôi cá cảnh (cá kiểng) và cá giống.

Chúng tôi tìm về xã Nghĩa Thắng, nơi được mệnh danh là vựa đinh lăng lớn nhất của huyện Nghĩa Hưng với khoảng 400 hộ tham gia trồng cây dược liệu quý hiếm này.