Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững

Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững
Ngày đăng: 26/01/2015

Năm 2014, toàn tỉnh Phú Yên trồng mới hơn 4.800ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch (rừng phòng hộ 337ha, rừng đặc dụng 39ha, rừng sản xuất hơn 4.424ha), nâng độ che phủ lên 38%. Tuy nhiên, thời gian qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp phát triển bền vững hệ thống rừng giống và vườn ươm cây lâm nghiệp.

Theo quy hoạch hệ thống rừng giống, vườn giống, vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với tổng kinh phí đầu tư hơn 37 tỉ đồng, tỉnh Phú Yên đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận. Trong đó, 80% giống từ nhân giống sinh dưỡng (vô tính) cho trồng rừng phòng hộ, sản xuất.
Trước mắt, đến năm 2016, tỉnh chủ động cung cấp 60% cây giống từ nguồn giống được công nhận, năm 2020 cung cấp 80% và đến năm 2030 cung cấp trên 90%; trong đó trên 90% cây giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng phòng hộ, sản xuất.
Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm đủ số cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh sẽ hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống theo hướng xã hội hóa nghề giống cây lâm nghiệp với nhiều thành phần kinh tế; 100% các nguồn giống và cơ sở sản xuất kinh doanh giống được kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống đối với toàn bộ các loài cây trồng chính.
Ông Huỳnh Xuân Quang, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp, cho biết định hướng phát triển hệ thống rừng giống, vườn giống, vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp, tỉnh sẽ chọn lọc các loài cây trồng phù hợp với mục đích trồng rừng, sớm cho thu hoạch, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng thị trường lớn.
Xây dựng hệ thống vườn giống, rừng giống, vườn cây đầu dòng và tuyển chọn cây mẹ để quản lý tốt hệ thống nguồn giống trong tỉnh, đảm bảo cung cấp đủ giống cho nhu cầu trồng rừng; đồng thời các nguồn giống cũng là nơi cung cấp những vật liệu cơ bản cho chương trình cải thiện, nâng cao chất lượng giống cây rừng.
Đối với vườn ươm quy mô lớn (trên 1 triệu cây giống/năm) tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp vườn ươm Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Cầu và vườn ươm Trạm Thực nghiệm giống lâm nghiệp thuộc Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên với diện tích mỗi vườn khoảng 3ha. Đồng thời đầu tư xây dựng mới vườn ươm tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bàn Thạch, diện tích khoảng 3ha/vườn và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng vườn ươm tại huyện Tây Hòa.
Đối với vườn ươm quy mô trung bình, tỉnh có kế hoạch đầu tư xây dựng mới 3 vườn sản xuất cây sinh dưỡng tại các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân; duy trì các vườn ươm có năng lực, kinh nghiệm sản xuất giống để cung cấp cây trồng lâm nghiệp cho hộ gia đình trồng rừng với diện tích bình quân 0,5ha đến 1ha đối với vườn ươm quy mô nhỏ.
Bên cạnh đó, tập trung vào các loài cây trồng rừng kinh tế chủ lực, cả cây nguyên liệu mọc nhanh lẫn cây gỗ lớn và cây lâm sản ngoài gỗ, cây nhập nội lẫn cây bản địa, kết hợp nghiên cứu chọn giống với nghiên cứu biện pháp lâm sinh để tăng năng suất rừng trồng.
Theo Sở NN-PTNT, có 3 dự án được ưu tiên đầu tư, gồm dự án Hỗ trợ đầu tư nâng cấp nhà nuôi cấy mô Trạm Giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên, Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên kết hợp hỗ trợ xây dựng vườn ươm cho các ban quản lý rừng phòng hộ tại các huyện, thị xã.
Dự án Xây dựng rừng giống chuyển hóa, trồng rừng giống, chọn lọc cây mẹ từ rừng tự nhiên, chọn lọc cây mẹ từ rừng trồng, cây phân tán. Dự án Đào tạo ứng dụng công nghệ mô, chọn loài, khảo nghiệm giống mới cho cán bộ thuộc Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên, Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên kết hợp đào tạo công tác quản lý giống cho các chủ vườn ươm và cán bộ quản lý cấp huyện, xã.
Phú Yên có tổng diện tích tự nhiên hơn 506.057ha. Trong đó, đất thuộc quy hoạch 3 loại rừng hơn 249.783ha, gồm đất có rừng hơn 165.541ha, đất chưa có rừng hơn 84.242ha. Theo UBND tỉnh, trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh đề ra mục tiêu phát triển lâm nghiệp toàn diện, sử dụng bền vững 287.900ha đất đã quy hoạch lâm nghiệp. Trước mắt, trong năm 2015 phấn đấu nâng tỉ lệ độ che phủ rừng lên 39%, đến năm 2020 đạt 45%.


Có thể bạn quan tâm

Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

14/01/2015
Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.

14/01/2015
Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

14/01/2015
Thử Nghiệm Một Số Loại Cây Trồng Mới Thử Nghiệm Một Số Loại Cây Trồng Mới

Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), một số loại cây trồng mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Hiện cây macca, bơ Booth đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao.

14/01/2015
Thận Trọng Khi Phát Triển Diện Tích Trồng Gừng Thận Trọng Khi Phát Triển Diện Tích Trồng Gừng

Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.

14/01/2015