Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã. Chị Ngọc cho biết: “Tôi nuôi 8 con lợn nái, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con, có thời điểm trong chuồng có trên 100 con lợn rừng”.
Tìm hiểu về hành trình đến với nghề nuôi lợn rừng, chị Ngọc kể, cách đây gần 5 năm, chồng chị bị tai nạn giao thông khá nặng, gần như chỉ nằm một chỗ trong nhà. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu nhưng chị không thể bỏ chồng đi làm công việc xa nhà. Sau nhiều đêm suy nghĩ, chị quyết định đến với nghề nuôi lợn rừng tại gia.
Năm 2008, chị Ngọc tìm đến một hộ nuôi lợn rừng ở huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) mua con giống lợn rừng thuần Malaixia. Tuy mới gây giống nhưng sau gần một năm chị đã có đàn lợn gần 50 con. Trại lợn được chia làm 2 khu với khoảng 20 chuồng nuôi, phía sau nhà có những khoảnh đất trống rộng, được thiết kế quy trình nuôi theo điều kiện bán hoang dã. Khu chuồng trại được phân ra cho lợn lứa, lợn giống con, lợn sắp đẻ và lợn đang cho bú. Việc phân ra như vậy nhằm dễ quản lý và kiểm soát khi cho chúng ăn, tránh trình trạng lợn chen lấn giẫm đạp. Ngoài ra, còn có hệ thống đường nước ngầm được lắp đặt xung quanh các dãy chuồng nuôi để tiện việc cho chúng ăn cũng như tưới mát đất cho lợn nằm vào mùa nắng.
“Nuôi lợn nái sinh sản phải có bí quyết “đỡ đẻ”. Khi lợn sinh mình phải chịu khó thức đêm; khi lợn con ra đời phải ngồi “canh” cho nó bú, vì lợn mẹ trở mình dễ đè chết lợn con. Mấy năm qua, số lợn con mỗi lứa sinh sản tôi nuôi đến lớn không mất con nào” - chị Ngọc khoe.
Nuôi lợn rừng tại gia, xuất bán không đâu xa, chỉ cần đến tuổi xuất chuồng là có người trong huyện đến mua liền. Nuôi trong vòng 7 đến 8 tháng thì lợn rừng có thể đạt 20 - 25 kg, với giá bán ra hiện nay trên thị trường là 150.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với thịt lợn siêu nạc nuôi nhà. “Trung bình một con xuất bán từ 3 đến 3,5 triệu đồng, sau khi trừ toàn bộ chi phí, tôi lời một nửa”, chị Ngọc nói.
Chị Ngọc chia sẻ kinh nghiệm, nuôi lợn rừng cũng đơn giản, bởi chúng thích nghi với môi trường hoang dã và ăn tạp. Thức ăn hàng ngày cho chúng có thể tận dụng các loại rau, củ, quả từ chợ... Còn khi chúng đi ăn trong vườn nhà thì có sẵn cây chuối, bẹ chuối, rau muống, rau cải, các loại cỏ, các loại quả xanh… Loại thức ăn này chiếm tỉ lệ khoảng 70%, còn lại 30% là thức ăn tinh như cám gạo, ngô, sắn đều thuộc loại rẻ tiền, dễ kiếm.
Chị Ngọc cho biết, đến năm 2010, hạch toán từ bán lợn rừng thương phẩm, lợn giống, gia đình chị đã thu hồi xong tổng số tiền đầu tư là 250 triệu đồng. Hiện đàn lợn rừng nái cùng đàn con của chúng trị giá không dưới 200 triệu đồng. Dự kiến năm nay, gia đình chị sẽ thu ít nhất 200 triệu đồng
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.

TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ), vừa có buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân về điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra. Theo TS. Oanh, ngoài các loại thuốc đặc trị, thị trường đã có vaccine ALPHA JECT Panga 1, chuyên phòng bệnh cho cá tra. Vaccine được nhập khẩu từ Na Uy, qua khảo nghiệm giúp cá chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong suốt quá trình nuôi.

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.