Phú Yên Nghiêm Cấm Phá Rừng Ven Biển, Chuyển Đổi Đất Vườn, Đất Ở Để Nuôi Tôm

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa có chỉ thị về việc ngăn chặn tình trạng phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.
Chỉ thị nêu rõ, nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá rừng phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm.
Chính quyền địa phương nào không kiên quyết ngăn chặn, để phát sinh diện tích ao nuôi mới thì chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch rừng ven biển.
Chỉ thị cũng yêu cầu, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển chỉ đạo UBND cấp xã, phường phổ biến, quán triệt chỉ thị này đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết để thực hiện; đồng thời chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện tăng cường kiểm tra diện tích rừng phòng hộ ven biển, có biện pháp xử lý nghiêm các hộ nuôi tôm trái phép; tuyệt đối không để tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý đào ao nuôi tôm trái phép tiếp tục xảy ra trên địa bàn.
UBND huyện Đông Hòa chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng kiểm tra, xác định toàn bộ diện tích rừng phòng hộ bị phá để làm hồ nuôi tôm trái phép, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông của đường Hùng Vương; đồng thời xác định thời gian bắt đầu xây dựng hồ nuôi tôm lấn chiếm, lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm theo pháp luật quy định, lưu ý quy định rõ thời gian giải tỏa để trả lại mặt bằng hành lang cho đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Thời gian thực hiện xong trong tháng 10/2014.
Chỉ thị cũng yêu cầu Sở NN-PTNT chỉ đạo trồng và quản lý rừng phòng hộ ven biển; phối hợp với các địa phương quản lý thực hiện đúng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của UBND tỉnh đã phê duyệt; Sở TN-MT kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, các trường hợp vi phạm về xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xả thải không qua xử lý ra môi trường theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Thời gian vừa qua, tại một số địa phương ven biển: Đông Hòa, Tuy An xảy ra tình trạng một số tổ chức, cá nhân tự ý chặt phá rừng phi lao ven biển, phá vườn, xây dựng các ao nuôi tôm trái phép, phá vỡ chức năng rừng phòng hộ ven biển làm cho nước biển dễ dàng xâm thực sâu vào đất liền; hiện tượng mặn hóa nguồn nước ngọt ngầm đã xảy ra và gây ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, thực hiện mô hình phát triển nuôi thủy sản mặn lợ, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao tại gia đình anh Hoàng Văn Tùng ở xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia.

Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, hơn 72.000 con bò Úc đã được nhập khẩu về Việt Nam. Con số này đã ngang bằng với lượng nhập khẩu của cả năm ngoái. Và dự báo đến hết năm, sẽ có tổng cộng khoảng 150.000 con bò Úc đổ bộ để phục vụ người tiêu dùng Việt.

Phòng Kinh tế hạ tầng phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn (Cà Mau) đã hoàn thiện các thủ tục điều kiện đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể đối với thương hiệu cua Năm Căn.

Thời điểm này, khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn đang căng sức đối phó với “mùa đổ bộ của gia cầm lậu”. PV Báo NNVN đã thâm nhập các điểm nóng buôn lậu gia cầm nhức nhối nhất từ trước đến nay. Gia cầm lậu vẫn đổ bộ, tuy nhiên đã giảm so với trước đây.

Là đơn vị đi đầu phát triển nuôi giống cá tầm tại Việt Nam, sau một thời gian nỗ lực và tâm huyết, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp, đưa Việt Nam thành một quốc gia dẫn đầu về nuôi và sản xuất một loài cá quý hiếm đang đứng bên bờ tuyệt chủng.