Phú Yên Mất Mùa Tôm Hùm Giống

Trung bình, mỗi thuyền chỉ bắt được từ 2 - 4 con/đêm.
Nhiều ngày qua, ngư dân các xã khu vực đầm Ô Loan như: An Cư, An Hải, An Hòa, An Ninh Đông, An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên được mùa tôm đất, giúp bà con có thêm thu nhập trong những ngày đầu xuân.
Mỗi đêm, mỗi ngư dân khai thác được từ 5kg đến 6 kg tôm đất. Hiện giá tôm đất bán tại đầm từ 120.000 – 130.000 đồng/kg, tăng gần 40.000 đồng/kg so với những ngày thường.
Trong khi đó, ngư dân ở các vùng biển tỉnh Phú Yên năm nay lại mất mùa tôm hùm giống.
Mặc dù mùa khai thác tôm hùm giống đã bắt đầu hơn 2 tháng qua nhưng sản lượng đánh bắt của ngư dân các xã An Ninh Đông, An Hải, An Hòa, An Chấn, huyện Tuy An giảm đáng kể.
Trung bình, mỗi thuyền chỉ bắt được từ 2 - 4 con/đêm. Hiện tôm hùm giống có giá 270.000 đồng/1 con tôm sao; 70.000 đồng 1 con tôm xanh.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm đối với từng lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ và sản phẩm chế biến từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ đăng ký xuất khẩu vào EU về chỉ tiêu vi sinh vật. Chỉ lô hàng được áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường theo quy định mới được cấp giấy chứng nhận ATTP xuất khẩu vào EU.

Song đáng buồn là cà phê của nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, 93% sản phẩm xuất khẩu là cà phê nhân xô đã rang hoặc chưa rang. Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7%. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng hằng năm.

Vừa qua, Công ty CP Nông trại Sinh thái Ecofam cùng một số ngành chuyên môn của huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đến gặp gỡ tiếp xúc hơn 60 nông dân 2 xã Tân Huề và Tân Hòa để thỏa thuận thu mua bắp lai mà Công ty đã triển khai liên kết gần 50ha của nông dân 5 xã cù lao vào đầu vụ xuân hè năm 2014.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết theo quy định tại Thông tư 128/2013 của Bộ Tài chính, hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam (hàng tái nhập) sẽ được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.

Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.