Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới!

Theo thông tin của ngành Nông nghiệp, chỉ trong 6 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh đã tiến sát con số 1.000ha, đưa tổng diện tích nuôi tôm theo hình thức này lên gần 9.000ha. Dự báo đến cuối năm sẽ đạt 10.000ha nuôi tôm công nghiệp, đạt kế hoạch theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khóa XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, đề ra.
Báo ảnh Đất Mũi ghi nhận bằng hình ảnh không khí sôi động nuôi tôm công nghiệp hiện nay trên địa bàn.
Ngay sau thu hoạch vụ tôm đầu năm, người nuôi tiến hành cải tạo ao đầm, kịp thời vào vụ cuối năm.
Con giống được người nuôi tôm lựa chọn thương hiệu uy tín, có kiểm dịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong suốt quá trình nuôi.
Nghề nuôi tôm ở Cà Mau nói chung và nuôi tôm theo hình thức công nghiệp nói riêng có sự đóng góp khá quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương cũng như quốc gia.
Xử lý tốt nguồn nước, cho tôm ăn đúng theo quy trình, kích cỡ tôm, cũng như đảm bảo các điều kiện ngăn chặn dịch bệnh do các yếu tố bên ngoài tác động.
Có thể bạn quan tâm

Đến hết năm 2014, diện tích mặt nước, ao nuôi thủy sản toàn tỉnh đã đạt 1.875 ha, tăng 59 ha so với năm 2013, thủy sản Lào Cai không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra một số địa phương lân cận như Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái... Cùng với mở rộng diện tích, người nuôi thủy sản đã chú trọng chuyển đổi hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh...

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.

Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.

Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).