Phú Yên Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản

Ngày 19/3, Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa ĐS1, Akita Komachi, Hananomai, có nguồn gốc từ Nhật Bản và mô hình cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa chất lượng cao.
Đoàn công tác của Sở NN-PTNT và Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa có nguồn gốc từ Nhật Bản tại xã Hòa Thành (Đông Hòa) - Ảnh: HOÀI NAM
Các giống lúa có nguồn gốc từ Nhật Bản đã được Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) nhập, tuyển chọn và trồng tại xã Hòa Thành (Đông Hòa), Hòa Phú, Trại giống Hòa Đồng (Tây Hòa) và xã Hòa Thắng (Phú Hòa). Theo tiến sĩ Hoàng Kim, giảng viên Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, các giống lúa này trổ đều, năng suất ước đạt từ 75 tạ đến 82 tạ/ha.
Đây là các giống lúa đang được thị trường thế giới ưu chuộng, vì vậy thời gian đến các chuyên gia nông nghiệp tiếp tục lai tạo, trồng khảo nghiệm để lúa thích nghi với đặc tính thổ nhưỡng địa phương, mở rộng mô hình và tiến tới xây dựng cánh đồng lúa Tuy Hòa chất lượng cao.
Có thể bạn quan tâm

Bổ sung 5 loại Vàng Ô sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm. cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Tây Nguyên vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 Âm lịch hàng năm trên các sườn đồi, dưới thung lũng dã quỳ nở hoa vàng rực.

Tháng 2-2011, Dự án Phát triển ca cao chứng nhận UTZ chính thức khởi động tại Bến Tre thông qua sự hỗ trợ của tổ chức Helvetas Việt Nam.

Năm 2003, sau khi được thành lập, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trên các đối tượng cây trồng chính như: khoai tây, dâu tây, các giống hoa cắt cành và giống địa lan phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích lúa mới xuống giống của nông dân khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị thiệt hại, có diện tích người dân phải sạ lại, khiến chi phí sản xuất tăng cao.