Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên Không Thả Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

Phú Yên Không Thả Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt
Ngày đăng: 02/07/2014

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, không để người dân tự ý thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.

Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra, giám sát các vùng nuôi trồng thủy sản, không chủ trương nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt và thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Phú Yên.

Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và người dân đều thấy rằng việc đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi trong nước ngọt có nhiều bất cập. Cụ thể là việc này sẽ tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm.

Về lâu dài, việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh.

Bên cạnh đó, năng suất, sản lượng, chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm nuôi ở nước ngọt kém hơn so với nước lợ, giá bán thấp hơn. Đặc biệt, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định thì người nuôi sẽ có nguy cơ thua lỗ. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm chưa phù hợp, chi phí đầu tư cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm sẽ là rủi ro lớn cho người nuôi.

Mặt khác, các mầm bệnh mới từ tôm thẻ chân trắng có thể lây lan cho đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh và các loài thủy sản khác.


Có thể bạn quan tâm

Cải thiện sinh kế người dân nông thôn Cải thiện sinh kế người dân nông thôn

Sau 15 năm, 43 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo, tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm một nửa so với năm 1990. Tuy nhiên, việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn không đồng đều và thiếu bền vững...

20/10/2015
Lúa chất lượng Hà Nội Lúa chất lượng Hà Nội

Theo quy hoạch của thành phố, đến năm 2020 diện tích lúa chất lượng cao đạt 40.000 ha canh tác...

20/10/2015
Nuôi dê lãi khá Nuôi dê lãi khá

Trước nhu cầu tiêu thụ thịt dê mạnh, nhiều nông dân ở An Giang đang phát triển mô hình nuôi dê nhốt chuồng hoặc thả lan, đem lại thu nhập cao.

20/10/2015
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần 19 - 25/10 Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần 19 - 25/10

Bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm lá… tiếp tục hại ngô. Sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn… hại nhẹ các loại rau màu.

20/10/2015
Nuôi heo trên đệm lót sinh học Nuôi heo trên đệm lót sinh học

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học của ông Mol cũng như 47 hộ chăn nuôi khác ở xã Tân Tuyến đều cho thấy, heo nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.

20/10/2015