Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên chuyển đổi đất lúa sang cây trồng cạn để tránh hạn

Phú Yên chuyển đổi đất lúa sang cây trồng cạn để tránh hạn
Ngày đăng: 23/05/2015

Chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn đang xảy ra thường xuyên, bất ngờ, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong vụ hè thu, vụ mùa đến, đối với vùng bị hạn hán, thiếu nước tưới, có nguy cơ mất trắng cần chuyển đổi cây trồng khác chịu hạn hơn như mè, đậu… hoặc chuyển dịch sang vụ mùa gieo trồng khi có mưa. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, căn cứ nguồn nước hiện có trong các hồ đập chứa, dự báo vụ hè thu đến sẽ diễn ra nắng gắt và thiếu nước trầm trọng.

Vì vậy, Cục Trồng trọt yêu cầu các địa phương trong khu vực rà soát, khoanh vùng sản xuất lúa và chuyển đổi cây trồng phù hợp đảm bảo an toàn sản xuất; đồng thời tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại trong các ao hồ, sông suối, kênh rạch để dành cung cấp cho vụ hè thu. Bên cạnh đó, tăng cường công tác bảo vệ thực vật, phòng trừ dịch hại.

Theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT đang lên kế hoạch chuyển đổi gần 500ha đất lúa, chủ yếu là đất sản xuất lúa 1 vụ sang trồng bắp lai, cây họ đậu, rau ăn lá, dưa các loại… Những diện tích được chuyển đổi tập trung ở vùng đất cao, thiếu nước tưới, sản xuất lúa kém hiệu quả. Sở cũng khuyến khích nông dân trồng luân canh, xen canh các loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao.

Ông Đào Duy Linh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, cho biết: Theo kế hoạch, vụ hè thu này, toàn huyện sản xuất 620ha lúa. Tuy nhiên do các hồ đập, sông suối đang cạn dần nên địa phương đã giảm diện tích gieo sạ còn 550ha. Địa phương sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng không đảm bảo nguồn nước sang trồng những cây trồng cạn dùng ít nước nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Còn ở huyện Đồng Xuân, vụ hè thu này, ngành Nông nghiệp có kế hoạch chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa ở một số vùng cuối kênh của hồ chứa nước Phú Xuân. Nếu trời có mưa, hồ đủ nước thì sẽ mở rộng diện tích tưới bổ sung. Diện tích chuyển đổi cây trồng cạn toàn huyện gần 200ha.

Hình thành vùng sản xuất rau màu

Sở NN-PTNT cũng đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp, các địa phương kiên quyết không để nông dân gieo sạ trên những khu vực không bảo đảm đủ nguồn nước tưới trong toàn vụ, hoặc không có nguồn nước tưới bổ sung; chuyển những vùng đất trồng lúa không chủ động được nguồn nước tưới sang trồng các loại hoa màu khác theo những mô hình luân canh, xen canh.

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đảm bảo nguồn nước, năng suất thấp để hình thành những vùng sản xuất rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Mới đây, gia đình ông Phạm Văn Thành ở xã Hòa Xuân Tây (huyện Đông Hòa) thu được 17 tạ đậu phộng, trên diện tích chuyển đổi 0,5ha, bán với giá 20.000 đồng/kg; sau khi trừ chi phí lãi trên 30 triệu đồng. Cạnh đó là thửa ruộng 3 sào của bà Trần Thị Thìn, mấy năm trước trồng lúa, nước tưới không đủ; vừa qua, bà Thìn quyết định chuyển sang trồng đậu phộng, hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng lúa.

Không chỉ bà Thìn, ông Thành, mà 19 hộ dân ở xã Hòa Xuân Tây, trồng đậu phộng cũng mang lại hiệu quả cao. Bà Nguyễn Thị Bích Thuận, Phó phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, cho hay: Thời gian qua, mô hình trồng đậu phộng giống TB25 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình cung cấp, năng suất đạt từ 34 đến 42 tạ/ha, lãi ròng trên 65 triệu đồng/ha. Huyện đang khuyến khích nông dân chuyển diện tích đất lúa những vùng thiếu nước, năng suất thấp sang trồng các loại cây trồng cạn khác để đảm bảo kinh tế.

Ở huyện Phú Hòa, phong trào chuyển đổi cây lúa sang trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế đang được nhiều người dân thực hiện. Ông Võ Đình Trọng, nông dân ở xã Hòa Định Tây, nhờ áp dụng mô hình xen canh trồng dưa hấu, ớt, bắp kết hợp trồng cỏ nuôi bò đã “phất” lên. Với 0,7ha, hàng năm, ông Trọng thu trên 110 triệu đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Trong điều kiện khô hạn, việc chuyển đổi đất lúa sang trồng rau, màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày là biện pháp tiết kiệm nước, tương đối an toàn, mà lợi nhuận nhiều khi cao hơn so với trồng lúa. Các địa phương tùy tình hình thực tế về điều kiện đất đai, phong tục tập quán canh tác mà áp dụng mô hình sản xuất phù hợp để đem lại hiệu quả thiết thực.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Trúng Mùa Chôm Chôm Nghịch Vụ Nông Dân Trúng Mùa Chôm Chôm Nghịch Vụ

Những năm gần đây, nhiều nhà vườn ở các xã cù lao của huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã áp dụng phương pháp đậy mủ xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ để dễ tiêu thụ và bán được giá cao. Đặc biệt năm nay, nhờ thị trường hút hàng nên chôm chôm nghịch vụ càng trúng giá và cho lợi nhuận cao.

29/03/2014
Giá Lúa Vẫn Thấp Sau Khi Mua Tạm Trữ 130.000 Tấn Gạo Giá Lúa Vẫn Thấp Sau Khi Mua Tạm Trữ 130.000 Tấn Gạo

Theo ghi nhận ở ĐBSCL, hiện giá lúa nông dân bán vẫn dao động ở mức khá thấp, khoảng 4.300 đồng/kg lúa thường, 4.800 đồng/kg lúa dài, chất lượng cao.

29/03/2014
Vai Trò Ao Lắng Trong Nuôi Tôm Vai Trò Ao Lắng Trong Nuôi Tôm

Theo quy trình kỹ thuật cho loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thì ao lắng nước là một phần diện tích bắt buộc phải có trước khi thực hiện mô hình này. Song, hiện nay ao lắng không được người nuôi quan tâm, thiết kế. Đây là điều mà các ngành chức năng lo lắng cho sự thành công của vụ nuôi, nhất là trong mùa khô.

01/04/2014
Xung Quanh Thông Tin Thủy Sản Nhiễm Kim Loại Nặng Sản Phẩm Nuôi Trồng Tại Hà Nội Vẫn An Toàn Xung Quanh Thông Tin Thủy Sản Nhiễm Kim Loại Nặng Sản Phẩm Nuôi Trồng Tại Hà Nội Vẫn An Toàn

Gần đây, trên một số tờ báo điện tử xuất hiện thông tin có tới 98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng, khiến người tiêu dùng hoang mang. Tuy nhiên, theo kiểm tra của Sở NN&PTNT Hà Nội, việc đưa ra những thông tin nêu trên chưa hoàn toàn chính xác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.

01/04/2014
Trà Vinh Thả Trên 400 Triệu Con Cá Giống Ra Sông Hậu Trà Vinh Thả Trên 400 Triệu Con Cá Giống Ra Sông Hậu

Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống nghề cá (1/4/1959-1/4/2014), sáng nay 28/3, tại thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức thả 400 triệu con cá giống các loại (khoảng 1,1 tấn cá giống) trị giá gần 61 triệu đồng ra môi trường tự nhiên trên sông Hậu.

01/04/2014