Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên Chăn Trâu Chạy Đồng

Phú Yên Chăn Trâu Chạy Đồng
Ngày đăng: 15/09/2014

Những ngày qua, các cánh đồng ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã vào mùa thu hoạch lúa hè thu sớm, nhiều người dân quanh vùng thức đêm lùa trâu chăn thả chạy đồng.

Lùa trâu xuống phố

Mới 1 giờ sáng, vợ chồng ông Trần Văn Thịnh và bà Nguyễn Thị Hiền Dung ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) lục đục thức dậy lùa trâu xuống cánh đồng phường 9, TP Tuy Hòa đang thu hoạch lúa để thả ăn. Trong đêm tối, hai vợ chồng “kèm” bầy trâu 7 con, vượt qua chặng đường 30 cây số, mờ sáng trâu mới “lọt” xuống cánh đồng ung dung gặm gốc rạ.

Tại cánh đồng phường 9 có đến 100 con trâu đang chăn thả. Gần trưa, bà Dung đang chăn trâu, không chịu nổi cái nắng như đổ lửa nên lại ngồi nấp bên hông chiếc xe tải chở rơm đậu sát lề đường nội đồng. Chồng bà (ông Thịnh) sau khi cùng bà “kèm” bầy trâu đến nơi rồi về làm việc nhà, chiều tối xuống thay bà ngủ lại giữ trâu.

Bà Dung cho hay: “Trâu lùa ban đêm lạ đường cứ ngước cổ “nghinh” lên trời nên đi chậm lắm. Chồng tôi đi sau cầm roi “thúc” đàn trâu, còn tôi đi trước đón đầu cho trâu vào đường rẽ tránh xe cộ. Thời điểm 1 đến 2 giờ sáng, hiếm có người qua lại nhưng mình đề phòng”.

Phía bên kia đường nội đồng, ông Nguyễn Chốn (76 tuổi) ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa chăn trâu trên cánh đồng trống, không có chỗ tránh nắng nên vô ngồi “ké” bóng mát trước sân của một ngôi nhà. Ông Chốn cho biết, ở quê, trâu chủ yếu ăn lá cây rừng, bờ bụi. Tuy nhiên, lá cây bị khô hạn khan hiếm nên trâu ăn không no.

Mấy năm trước, đầu tháng 3 thu hoạch lúa đông xuân, ông chở rơm bằng xe tải về chất 3 nọc rơm dự trữ. Hàng ngày, ông cắt cỏvoi trồng ngoài đồng về cho ăn xen với rơm khô, qua đến đầu tháng 8 là bước vào vụ lúa mới cũng vừa hết rơm.

 “Riêng năm nay nắng hạn kéo dài mấy tháng qua nên cỏvoi trồng ngoài đồng khô héo, trâu ăn toàn rơm khô nên rơm giờ không còn cọng nào cho trâu ăn. Tôi đi thăm các cánh đồng, rất may là đồng lúa phường 8 gặt đầu tiên, có gốc rạ khô “giải hạn” cho trâu” - ông Chốn nói.

Ngủ ngoài đồng giữ trâu

Thời gian qua, hạn hán kéo dài nên nguồn thức ăn cho trâu bò khan hiếm, vì thế vụ thu hoạch này trên cánh đồng phường 8 xuất hiện “cảnh lạ”, đó là người và trâu tranh nhau… gốc rạ.

Mấy ngày qua, sáng sớm có đến hàng chục người ở xã An Hiệp, An Cư (huyện Tuy An) vượt chặng đường gần 20 cây số đến đây cắt gốc rạ về cho bò ăn. Ông Bảy Thịnh, một người chăn trâu ở xã Hòa Quang Bắc, cho hay: “Các vùng ở huyện Tuy An năm nay bị nắng hạn nên thiếu thức ăn cho bò, người dân những vùng này đổ xô vô đây cắt gốc rạ”.

Chiều tối, cánh đồng phường 8 vui nhộn bởi người chăn trâu tụ tập về. Chăn trâu, nằm ngủ tại ruộng hơn tuần qua, ông Nguyễn Long ở xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa), nhẩm tính cánh đồng lúa trước nhà mới chín đỏ đuôi nên chắc phải chăn trâu ngủ lại tại ruộng ở đây gần tháng nữa.

Sắp đến cánh đồng xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) thu hoạch lúa, ông lùa trâu lên đó thả ăn, chờ trên quê lúa chín mới lùa trâu về. Chăn trâu lội ruộng từ đồng này sang đồng khác, gian khổ nhưng ông Long gắng sức nuôi “đầu cơ nghiệp” kiếm tiền cho con ăn học.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc phụ trách Sở NN-PTNT cho biết, thời gian qua nắng hạn diễn ra rất gay gắt, thiếu nước sản xuất cũng như sinh hoạt, nguồn thức ăn gia súc cạn kiệt, sở khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững gắn với an toàn dịch bệnh; tập trung phát triển các trang trại và các cơ sở chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Lý Nhân - Hà Nam đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng Nông dân Lý Nhân - Hà Nam đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng

Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh... Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá Lăng, cá Chép, cá Diêu hồng và Cá Rô phi.

01/09/2015
Thả 1.500kg cá giống xuống búng Bình Thiên Thả 1.500kg cá giống xuống búng Bình Thiên

Ngày 28-8, UBND huyện An Phú (An Giang) tổ chức lễ thả 169.000 con cá giống (tương đương 1,5 tấn) xuống búng Bình Thiên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng đã đến dự và tham gia thả cá.

01/09/2015
Hội nghị giao ban tháng 8 về Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản Hội nghị giao ban tháng 8 về Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau hội nghị giao ban tháng 8 về “Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” để phân tích, làm rõ nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong tôm nuôi công nghiệp; từ đó, có những đề xuất giải pháp phù hợp tháo gỡ kịp thời.

01/09/2015
Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2 Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha.

01/09/2015
Sản xuất cá tra vẫn trầm lắng Sản xuất cá tra vẫn trầm lắng

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, 8 tháng đầu năm 2015 thời tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu khai thác thủy sản.

01/09/2015