Phú Yên: 100.000 Con Tôm Hùm Đột Tử

Tôm hùm nuôi chết hàng loạt ở Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) xảy ra từ tháng 12/2011, nặng nhất là khoảng thời gian giữa tháng 1/2012 đến nay.
Ông Nguyễn Văn Thành, người nuôi tôm hùm ở Vũng Rô cho biết: “Tôi thả nuôi 6.000 con giống, đến nay tôm đã gần một năm tuổi, trọng lượng khoảng 0,4-0,7kg/con. Ban đầu tôm chết từ từ, nhưng khoảng giữa tháng 1 đến tháng 2/2012, tôm chết hàng loạt, có ngày vớt được hơn 20 con và hiện còn khoảng 2.000 con. Tôm chết có các triệu chứng đen, lở loét ở mang, đỏ thân, sưng đầu và ức, trắng sữa, long đầu…”. Cùng chung số phận như gia đình ông Nguyễn Văn Thành, nhiều người nuôi tôm hùm ở Vũng Rô, tôm cũng bị chết với số lượng lớn như ông Lê Văn Thanh, thả nuôi 3.000 con hiện chỉ còn khoảng 1.200 con; ông Đặng Văn Ngời, thả nuôi 3.000 con hiện còn lại gần 2.000 con; ông Trần Đăng Tuấn, thả nuôi 8.000 con, hiện chỉ còn hơn 4.000 con…
Theo UBND xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, toàn xã có khoảng 460 hộ nuôi tôm hùm lồng, bè ở với số lượng khoảng 300.000 con. Thời gian gần đây, tôm bệnh và chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân với số lượng khoảng 100.000 con trọng lượng từ 0,3 – 0,6kg/con (tôm 12 tháng tuổi).
Ông Đặng Văn Ngời, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Trung bình mỗi bè có từ 20 – 50 ô, một số bè lớn lên khoảng 200 ô (bình quân mỗi ô nuôi khoảng 70 – 100 con). Khu vực Vũng Rô có khoảng 800.000 con, trong đó người nuôi địa phương chỉ chiếm hơn 1/3. Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện tôm hùm ở Vũng Rô bị chết chiếm khoảng 50%, nhiều người thiệt hại hơn 70%. Do lượng thức ăn thừa cho tôm ngày càng lớn, đó là chưa kể 8ha diện tích nuôi cá, mỗi ngày ngốn từ 8-10 tấn thức ăn tươi, dẫn đến khu vực nuôi trồng thủy sản Vũng Rô bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù đã được người dân điều trị bằng thuốc kháng sinh và vitamin C, có hộ còn sử dụng cả thuốc Tây dùng cho người để điều trị, nhưng tôm vẫn chết hàng loạt”.
Trong khi đó, bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: “Chi cục Thú y tỉnh đã nhận được báo cáo thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa về tình hình tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt. Chi cục đã cử cán bộ xuống cơ sở để nắm tình hình. Qua kiểm tra, tôm chết ở cả hai vùng nuôi này là do bệnh sữa và đen mang. Tuy nhiên, đây là loại bệnh thông thường, thường xuyên xảy ra trên tôm hùm nuôi nên không lấy bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm vì chạy theo lợi nhuận đã đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và sức khỏe người tiêu dùng. Để khẳng định uy tín thương hiệu của mình, nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm đã tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ để cho ra những loại nước mắm ngon, đảm bảo chất lượng.

Chăn nuôi nông hộ là mắt xích quan trọng trong cấu trúc ngành chăn nuôi khi cung cấp 2/3 số lượng thực phẩm ra thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngoài việc phụ thuộc nhập khẩu con giống, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh… khó khăn lớn nhất hiện nay của chăn nuôi nông hộ là chi phí thức ăn tăng cao và thiếu vốn sản xuất.

Chưa năm nào trái cây lại nhiều và rẻ như năm nay. Khắp các chợ, trái cây nhiều ê hề, ngon và đẹp bày ra trước mắt người tiêu dùng nhưng sức mua không tăng khiến giá các loại trái cây liên tục giảm mạnh.

Trong đó, Khánh Hòa có 169 hang, Bình Định 16, Quảng Nam 9, Quảng Bình 4, Quảng Ngãi 3, Phú Yên 13, Ninh Thuận 9, Côn Đảo 14... Khánh Hòa là tỉnh có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ với nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống.

Chương trình bò giống tặng đồng bào nghèo nơi biên giới do Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến với đồng bào xã Tam Gia, huyện Lộc Bình đúng vào lúc nhân dân vừa thu hoạch lúa mùa. Cùng với niềm vui được mùa, niềm vui có bò giống như nhân lên lan tỏa khắp núi rừng biên giới. Ước mơ thoát nghèo sắp thành hiện thực.