Phú Yên: 100.000 Con Tôm Hùm Đột Tử

Tôm hùm nuôi chết hàng loạt ở Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) xảy ra từ tháng 12/2011, nặng nhất là khoảng thời gian giữa tháng 1/2012 đến nay.
Ông Nguyễn Văn Thành, người nuôi tôm hùm ở Vũng Rô cho biết: “Tôi thả nuôi 6.000 con giống, đến nay tôm đã gần một năm tuổi, trọng lượng khoảng 0,4-0,7kg/con. Ban đầu tôm chết từ từ, nhưng khoảng giữa tháng 1 đến tháng 2/2012, tôm chết hàng loạt, có ngày vớt được hơn 20 con và hiện còn khoảng 2.000 con. Tôm chết có các triệu chứng đen, lở loét ở mang, đỏ thân, sưng đầu và ức, trắng sữa, long đầu…”. Cùng chung số phận như gia đình ông Nguyễn Văn Thành, nhiều người nuôi tôm hùm ở Vũng Rô, tôm cũng bị chết với số lượng lớn như ông Lê Văn Thanh, thả nuôi 3.000 con hiện chỉ còn khoảng 1.200 con; ông Đặng Văn Ngời, thả nuôi 3.000 con hiện còn lại gần 2.000 con; ông Trần Đăng Tuấn, thả nuôi 8.000 con, hiện chỉ còn hơn 4.000 con…
Theo UBND xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, toàn xã có khoảng 460 hộ nuôi tôm hùm lồng, bè ở với số lượng khoảng 300.000 con. Thời gian gần đây, tôm bệnh và chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân với số lượng khoảng 100.000 con trọng lượng từ 0,3 – 0,6kg/con (tôm 12 tháng tuổi).
Ông Đặng Văn Ngời, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Trung bình mỗi bè có từ 20 – 50 ô, một số bè lớn lên khoảng 200 ô (bình quân mỗi ô nuôi khoảng 70 – 100 con). Khu vực Vũng Rô có khoảng 800.000 con, trong đó người nuôi địa phương chỉ chiếm hơn 1/3. Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện tôm hùm ở Vũng Rô bị chết chiếm khoảng 50%, nhiều người thiệt hại hơn 70%. Do lượng thức ăn thừa cho tôm ngày càng lớn, đó là chưa kể 8ha diện tích nuôi cá, mỗi ngày ngốn từ 8-10 tấn thức ăn tươi, dẫn đến khu vực nuôi trồng thủy sản Vũng Rô bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù đã được người dân điều trị bằng thuốc kháng sinh và vitamin C, có hộ còn sử dụng cả thuốc Tây dùng cho người để điều trị, nhưng tôm vẫn chết hàng loạt”.
Trong khi đó, bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: “Chi cục Thú y tỉnh đã nhận được báo cáo thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa về tình hình tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt. Chi cục đã cử cán bộ xuống cơ sở để nắm tình hình. Qua kiểm tra, tôm chết ở cả hai vùng nuôi này là do bệnh sữa và đen mang. Tuy nhiên, đây là loại bệnh thông thường, thường xuyên xảy ra trên tôm hùm nuôi nên không lấy bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm”.
Có thể bạn quan tâm

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...

Mô hình nuôi ong lấy mật (do Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn) dù chỉ mới áp dụng thí điểm ở một vài hộ dân, nhưng bước đầu đã mang lại thu nhập khá ổn định. Một trong những hộ thực hiện thành công mô hình này là ông Văn Công Thống (thị trấn Phước Long).

Theo Bộ Công Thương, ngày 8-6 Cục vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường Hồng Kông (FEHD) có thông báo sẽ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm của Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam đang có dịch cúm gia cầm H5N1 và H5N6.

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn trong vòng đàm phán giữa 12 quốc gia thành viên nhưng tại Việt Nam, nhiều loại thịt bò Úc đang bày bán tại các siêu thị có giá tương đương với thịt bò nội địa. Điều này khiến nhiều nông dân nuôi bò trong tỉnh lo ngại.

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có gia súc, gia cầm chết rải rác do thời tiết nắng nóng kéo dài. Bởi vậy, người chăn nuôi cần khẩn trương áp dụng những biện pháp bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi để tránh thiệt hại.