Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên: 100.000 Con Tôm Hùm Đột Tử

Phú Yên: 100.000 Con Tôm Hùm Đột Tử
Ngày đăng: 28/02/2012

Tôm hùm nuôi chết hàng loạt ở Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) xảy ra từ tháng 12/2011, nặng nhất là khoảng thời gian giữa tháng 1/2012 đến nay.

Ông Nguyễn Văn Thành, người nuôi tôm hùm ở Vũng Rô cho biết: “Tôi thả nuôi 6.000 con giống, đến nay tôm đã gần một năm tuổi, trọng lượng khoảng 0,4-0,7kg/con. Ban đầu tôm chết từ từ, nhưng khoảng giữa tháng 1 đến tháng 2/2012, tôm chết hàng loạt, có ngày vớt được hơn 20 con và hiện còn khoảng 2.000 con. Tôm chết có các triệu chứng đen, lở loét ở mang, đỏ thân, sưng đầu và ức, trắng sữa, long đầu…”. Cùng chung số phận như gia đình ông Nguyễn Văn Thành, nhiều người nuôi tôm hùm ở Vũng Rô, tôm cũng bị chết với số lượng lớn như ông Lê Văn Thanh, thả nuôi 3.000 con hiện chỉ còn khoảng 1.200 con; ông Đặng Văn Ngời, thả nuôi 3.000 con hiện còn lại gần 2.000 con; ông Trần Đăng Tuấn, thả nuôi 8.000 con, hiện chỉ còn hơn 4.000 con…
Theo UBND xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, toàn xã có khoảng 460 hộ nuôi tôm hùm lồng, bè ở với số lượng khoảng 300.000 con. Thời gian gần đây, tôm bệnh và chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân với số lượng khoảng 100.000 con trọng lượng từ 0,3 – 0,6kg/con (tôm 12 tháng tuổi).
Ông Đặng Văn Ngời, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Xuân Nam, cho biết: “Trung bình mỗi bè có từ 20 – 50 ô, một số bè lớn lên khoảng 200 ô (bình quân mỗi ô nuôi khoảng 70 – 100 con). Khu vực Vũng Rô có khoảng 800.000 con, trong đó người nuôi địa phương chỉ chiếm hơn 1/3. Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện tôm hùm ở Vũng Rô bị chết chiếm khoảng 50%, nhiều người thiệt hại hơn 70%. Do lượng thức ăn thừa cho tôm ngày càng lớn, đó là chưa kể 8ha diện tích nuôi cá, mỗi ngày ngốn từ 8-10 tấn thức ăn tươi, dẫn đến khu vực nuôi trồng thủy sản Vũng Rô bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù đã được người dân điều trị bằng thuốc kháng sinh và vitamin C, có hộ còn sử dụng cả thuốc Tây dùng cho người để điều trị, nhưng tôm vẫn chết hàng loạt”.
Trong khi đó, bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: “Chi cục Thú y tỉnh đã nhận được báo cáo thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa về tình hình tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt. Chi cục đã cử cán bộ xuống cơ sở để nắm tình hình. Qua kiểm tra, tôm chết ở cả hai vùng nuôi này là do bệnh sữa và đen mang. Tuy nhiên, đây là loại bệnh thông thường, thường xuyên xảy ra trên tôm hùm nuôi nên không lấy bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Chim Bồ Câu Nuôi Chim Bồ Câu

Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.

07/10/2013
Giá Cá Tra Tăng Trở Lại Giá Cá Tra Tăng Trở Lại

Ông Lê Hồng Đức - Chủ tịch Hiệp Hội thủy sản huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết, những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại.

08/10/2013
Mô Hình Nuôi Gà Đồi An Toàn Sinh Học Ở Yên Định Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Gà Đồi An Toàn Sinh Học Ở Yên Định Cho Hiệu Quả Cao

Đầu năm 2013, cùng với các huyện: Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và Thiệu Hóa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học tại 2 xã là Định Tường và Định Liên với hơn 3.500 con giống và hơn 20 hộ gia đình tham gia nuôi thử.

11/10/2013
Khánh Hòa Khai Thác Gần 70.000 Tấn Thủy Sản Khánh Hòa Khai Thác Gần 70.000 Tấn Thủy Sản

Tính đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có gần 1.200 tàu đánh bắt xa bờ với hơn 10.000 lao động, được tổ chức thành gần 170 tổ đoàn kết sản xuất an toàn trên biển. Các tổ đoàn kết trên cơ sở quan hệ gia đình, bạn bè, cùng khai thác trên 1 ngư trường và giúp nhau tìm kiếm, cứu nạn.

12/10/2013
Vỡ Mộng Vì “Đặc Sản” Vỡ Mộng Vì “Đặc Sản”

Mới đây, khi về thăm làng nuôi gấu nổi tiếng miền Bắc là Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội), chúng tôi gặp bà Khuất Thị Lộc, 66 tuổi, ở khu 5, thị trấn Gạch, người đang “ôm” tới 7 con gấu ngựa, mới vỡ lẽ việc chăn nuôi các loài “đặc sản” của bà con nông dân hiện nay đang trong giai đoạn “lên bờ xuống ruộng”.

12/10/2013