Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phủ Xanh Vùng Đất Núi Làm Giàu

Phủ Xanh Vùng Đất Núi Làm Giàu
Ngày đăng: 20/07/2013

Phong trào cựu chiến binh tham gia phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu luôn là câu chuyện thường được nhắc đến. Đã có không ít cách làm với những mô hình mang đến nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình người lính trẻ cựu chiến binh Trần Văn Hồng, ở thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm  (Hàm Thuận Bắc) là một điển hình trồng thanh long trên vùng đất đồi núi.

Cơn mưa nặng hạt đầu mùa những ngày đầu tháng bảy không làm chúng tôi e ngại khi tìm đến ngôi nhà của người lính cựu chiến binh Trần Văn Hồng (39 tuổi). Sau chặng đường dài gần 15 km từ UBND xã Hồng Liêm, vượt qua nhiều ổ voi, vài con suối nhỏ, chúng tôi đặt chân đến mô hình kinh tế của gia đình người lính trẻ.

Năm 1997, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự anh trở về địa phương chẳng có gì ngoài sự chịu khó và cần cù. Lập gia đình và bắt đầu tạo dựng sự nghiệp ngay vùng đất đồi núi thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm (năm 1998) bằng nguồn vốn 3,8 triệu đồng trên diện tích 1,4 ha.

Vùng đất nghèo nâng niu ý chí người lính trẻ. Đất không phụ lòng người, những vụ liên tiếp anh có nguồn thu khá, tích lũy ít vốn mua đất, mở rộng sản xuất, đầu tư chăn nuôi heo, gà, bò... Nhờ chịu khó tận dụng phụ phẩm thừa làm ra, việc chăn nuôi ngày một phát triển.

Trong đó đàn bò đã mang đến cho gia đình anh nguồn thu hàng chục triệu đồng, anh có thêm động lực, niềm tin để đầu tư. Có vốn, anh sắm máy cày, máy gặt lúa vừa giúp anh trong việc đồng áng vừa tạo ra nguồn thu nhập từ cày thuê nên kinh tế gia đình anh khá ổn định.

Anh Hồng kể lại: “Năm 2003, khi phong trào trồng thanh long được chú trọng, tôi mạnh dạn đầu tư trồng 300 trụ thanh long đầu tiên để giải quyết việc làm lúc nông nhàn. Không ngờ vườn thanh long phát triển tốt nhờ tận dụng phân hữu cơ từ chăn nuôi và nguồn nước từ hồ Sông Quao, Suối Đá. Năm 2009, vay thêm vốn mở rộng lên 3.000 trụ thanh long.

Cuối năm 2011, thuê nhân công, máy móc cùng với công sức của hai vợ chồng cải tạo trồng 1.000 trụ thanh long ngay trên vùng đất đồi núi thấp. Bao công sức bỏ ra, những tảng đá lớn được anh chinh phục để trồng thanh long. Cùng với đó anh lắp đặt hệ thống tưới phun tự động. Hiện khu vườn gần 4 ha với 4.000 ngàn trụ thanh long cho thu hoạch nhiều năm nay”.

Từ ngày trồng thanh long có thu nhập, anh thu hẹp chăn nuôi, tập trung chăm sóc và phát triển loại cây này để có nguồn thu cao hơn. Đầu năm 2010 anh đầu tư 450 triệu đồng hạ đường điện với 26 trụ điện lớn dẫn từ đường liên thôn về tận khu vườn đồi núi của mình.

Có điện về đồng nghĩa với việc làm giàu sẽ không khó, những vụ chong đèn thanh long trái vụ đã mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Cũng phải nói rằng, đường điện do anh kéo về đã tạo thuận lợi cho hàng chục hộ dân trong thôn mạnh dạn đầu tư phát triển cây thanh long, không ít gia đình có nguồn thu cao gấp nhiều lần so trước đây.

Hiện nay, bình quân mỗi năm anh lãi hơn 600 triệu đồng. Giờ đây niềm vui lớn hơn của gia đình người lính chính là hai đứa con có điều kiện học tập tốt và kinh tế luôn ổn định ở mức khá.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Trên Quê Hương Biên Giới Làm Giàu Trên Quê Hương Biên Giới

Vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội của xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé đã có những bước phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện nay giảm còn hơn 30%, trở thành xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện.

28/06/2013
Huyện Điện Biên Đông Chăm Sóc Lúa Chiêm Xuân Huyện Điện Biên Đông Chăm Sóc Lúa Chiêm Xuân

Hiện nay, 80% diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đang trong thời kỳ đẻ nhánh, diện tích còn lại trong giai đoạn tỉa giặm. Các cơ quan chức năng chỉ đạo nông dân tích cực chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh…

28/06/2013
Triển Vọng Mô Hình Sản Xuất Nấm Cao Cấp Tại Điện Biên Triển Vọng Mô Hình Sản Xuất Nấm Cao Cấp Tại Điện Biên

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000m².

28/06/2013
Diện Tích Nuôi Thủy Sản Giảm Gần 500 Ha Diện Tích Nuôi Thủy Sản Giảm Gần 500 Ha

Từ đầu năm 2013 đến nay, người dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) thả nuôi được trên 1.500ha thủy sản, giảm 500ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, diện tích cá nuôi ao là 1.000ha, còn lại là nuôi dưới ruộng. Ngoài ra, còn có gần 800 lồng, vèo được người dân nuôi cá lóc trên các sông cái lớn, giảm hơn 100 cái.

29/06/2013
Nông Dân Lo Lắng Giống Gia Cầm, Thủy Cầm Kém Chất Lượng Nông Dân Lo Lắng Giống Gia Cầm, Thủy Cầm Kém Chất Lượng

Tình trạng người chăn nuôi mua phải gia cầm, thủy cầm giống kém chất lượng đang diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi...

29/06/2013