Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Hiện nay, các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa và gieo trồng các cây màu vụ mùa cho kịp thời vụ.
Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha. Theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa đảm bảo khung lịch thời vụ, phấn đấu cấy xong trà mùa trung trước ngày 5-7; hướng dẫn nông dân bón lót đủ lượng 20 kg NPK-S 5.10.3-8 cho 1 sào.
Tập trung chăm sóc ngay từ đầu để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại và chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả; đặc biệt lưu ý bệnh sinh lý sau cấy, sâu cuốn lá…
Khẩn trương liên hệ, ký kết hợp đồng mua phân chậm trả với Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để cung ứng kịp thời giúp nông dân giảm bớt khó khăn, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh giống, phân bón, để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Vào mùa này của khoảng 4 - 5 năm trước, trên tỉnh lộ ĐT 615, qua địa phận huyện Tiên Phước, cảnh mua bán chuyên chở cau tươi hối hả ngược xuôi. Đây là thời điểm mà gần như vườn nhà nào ở các xã Tiên Cẩm, Tiên Lãnh (Tiên Phước) đều trồng cau.

Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến chiều qua 30.7 toàn tỉnh đã có hơn 256ha lúa hè thu chính vụ bị chuột gây hại, tăng 85ha so với cách đây 2 tuần. Được biết, số diện tích lúa nêu trên có tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, riêng một số vùng ở các huyện Điện Bàn, Hiệp Đức, Đại Lộc tỷ lệ bị chuột phá hại lên đến 20%.

Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…

Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.