Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Hiện nay, các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa và gieo trồng các cây màu vụ mùa cho kịp thời vụ.
Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha. Theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa đảm bảo khung lịch thời vụ, phấn đấu cấy xong trà mùa trung trước ngày 5-7; hướng dẫn nông dân bón lót đủ lượng 20 kg NPK-S 5.10.3-8 cho 1 sào.
Tập trung chăm sóc ngay từ đầu để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại và chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả; đặc biệt lưu ý bệnh sinh lý sau cấy, sâu cuốn lá…
Khẩn trương liên hệ, ký kết hợp đồng mua phân chậm trả với Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để cung ứng kịp thời giúp nông dân giảm bớt khó khăn, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh giống, phân bón, để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi bò thịt đang phát triển rộng rãi ở ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ dân đã vươn lên trở thành những tỷ phú nuôi bò. Hà Nội đã đưa những giống bò mới năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.

Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.

Vụ hè thu này toàn tỉnh Trà Vinh có gần 800 ha trồng khoai lang tím nhật, tập trung chủ yếu ở Duyên Hải, Cầu Ngang và huyện Trà Cú, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích, số còn lại đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không tìm được người mua.