Phú Thọ Cơ Bản Hoàn Thành Gieo Cấy Lúa Mùa

Hiện nay Phú Thọ đã gieo cấy được gần 33.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% kế hoạch. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.774ha; lạc 882 ha; đỗ tương 296 ha; khoai lang 287ha; rau 2.158 ha.
Theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc ngay từ đầu để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm. Tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại và chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả; đặc biệt lưu ý bệnh sinh lý sau cấy, sâu cuốn lá… Khẩn trương liên hệ, ký kết hợp đồng mua phân chậm trả với Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để cung ứng kịp thời giúp nông dân giảm bớt khó khăn, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, việc bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tổn thất thủy sản khai thác sau thu hoạch còn nhiều.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.

Nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất vườn đồi tại các xã miền núi huyện Quỳnh Lưu, mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã chủ động đưa vào trồng cây nguyên liệu hương bài. Đây được coi là cây trồng phù hợp loại đất đồi cao, khó khăn về nguồn nước, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.

UBND huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch hành động để thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu chung của kế hoạch là chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ phân tán sang tập trung, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.