Phú Thọ Chuẩn Bị Nguồn Giống Chất Lượng Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014

Năm 2014, ngành thủy sản phấn đấu đạt chỉ tiêu: Diện tích 9.930 ha, tổng sản lượng đạt 29,2 ngàn tấn, chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 35%.
Một trong nội dung quan trọng để sản xuất thủy sản năm 2014 đạt kết quả đó là công tác chuẩn bị đầy đủ nguồn con giống chất lượng cung ứng cho người nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hàng năm nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh từ 100-120 triệu con giống các loại, trong đó nhu cầu giống cá truyền thống chiếm 65-70%, giống mới chiếm 30-35%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở sản xuất, ương nuôi giống thủy sản và 11 khu ương nuôi giống thủy sản với diện tích trên 300ha đã chủ động được nguồn giống cá truyền thống cung ứng cho người nuôi trên địa bàn tỉnh.
Đối với các đối tượng giống mới (cá chép lai, cá rô phi, các đối tượng thủy sản đặc sản…) hiện nay, các cơ sở đã và đang tiến hành sản xuất, ương nuôi để đáp ứng nhu cầu ngay từ đầu vụ.
Để chủ động nguồn giống cung ứng cho người nuôi kịp thời vụ sản xuất, Chi cục Thủy sản đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, ương nuôi giống thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ động xác định nhu cầu giống, xây dựng kế hoạch sản xuất cung ứng, tập trung chăm sóc, nuôi vỗ, tuyển chọn đàn cá bố mẹ đưa vào sản xuất ngay từ đầu năm; đôn đốc, tổng hợp nhu cầu giống của các địa phương, chỉ đạo các địa phương chủ động trong lựa chọn các cơ sở sản xuất, ương nuôi giống thủy sản uy tín chất lượng để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi và thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn đảm bảo kịp thời vụ.
Đi đôi với công tác chuẩn bị giống, Chi cục Thủy sản phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y tăng cường quản lý chặt chất lượng, hoạt động lưu thông giống trên địa bàn đặc biệt là giống lưu thông tại 2 đầu cầu Trung Hà và đầu cầu Việt Trì; tập trung chỉ đạo các cơ sở lập dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật; cải tạo đàn cá bố mẹ, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng giống phục vụ sản xuất.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ngay từ tháng 3-2014, Chi cục thủy sản phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật đầu tư nuôi thâm canh và ương nuôi các đối tượng giống mới tại các khu ương nuôi, các vùng nuôi tập trung cho các trang trại, gia trại nuôi thủy sản góp phần chủ động nguồn con giống ngay tại địa phương, giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư thâm canh.
Bên cạnh đó đẩy mạnh xây dựng các mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ mới vào sản xuất ương nuôi giống mới, nuôi thâm canh các đối tượng có giá trị kinh tế cao; phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát môi trường, dịch bệnh trên các đối tượng cá nuôi chủ lực như cá chép, trắm cỏ, rô phi.
Có thể bạn quan tâm

Kể từ khi chính thức nhấn nút vận hành tháng 3/2012, không tránh khỏi khó khăn song với nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Cty, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các đơn vị hữu quan, bạn hàng, Cty đã đạt được thành quả nêu trên.

Hộ ông Trần Văn Cậy, ở ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng lên bờ bao, cải tạo 1,5ha đất ruộng để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, được Trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc.

Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng dẫn thời điểm thu hoạch tôm để góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

Ông Trần Lợi ở thôn Hải Phú (Phong Hải) phấn khởi: - “Đây là vụ nuôi tôm thứ hai liên tiếp được mùa. Thả nuôi 1,5 triệu tôm giống trên diện tích 3.000m2, vụ vừa rồi lãi trên 600 triệu đồng. Bù lại những vụ trước thua lỗ, trong tay vẫn còn lãi 200 triệu đồng”.

Ngoài các chợ truyền thống trong tỉnh An Giang, thương lái còn đưa cá đi các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Buôn Ma Thuộc và TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất tỉnh.