Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Tân (An Giang) Trồng Rau An Toàn Nông Dân Có Lợi Gần 12 Triệu Đồng/1.000m2

Phú Tân (An Giang) Trồng Rau An Toàn Nông Dân Có Lợi Gần 12 Triệu Đồng/1.000m2
Ngày đăng: 20/01/2015

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết, năm 2014 sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu. Kết quả uớc giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.041 tỷ đồng, tăng 0,17% so kế hoạch; trong đó trồng trọt đạt 834,055 tỷ đồng, chăn nuôi ước đạt 202,044 tỷ đồng, thuỷ sản ước đạt 304,800 tỷ đồng.

Thực hiện chương trình Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân thông qua triển khai xây dựng 07 nhà lưới trồng rau an toàn ở các vùng có lợi thế chuyên canh màu với diện tích 324 m2/nhà; thu hoạch vụ rau thứ nhất, nông dân có lợi nhuận từ 2 - 12 triệu đồng/1.000 m2, nếu làm đúng theo quy trình thì mỗi vụ lợi nhuận trồng trong nhà lưới cao hơn so trồng bên ngoài trên 5 triệu/1.000m2.
Ngoài ra, thực hiện mô hình liên kế chuỗi giá trị “Cánh đồng lớn”, trong năm đã có 03 công ty ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân với tổng diện tích 429,5 ha. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng tăng, diện tích áp dụng 3 giảm 3 tăng từ 90 - 94% diện tích xuống giống.
Được biết, UBND tỉnh đã Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng trưởng và phát triển bền vững ngành rau, màu của tỉnh; tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.
Đến 2020, phát triển và nhân rộng có hiệu quả diện tích ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất rau, màu với quy mô 5.000 – 7.000 ha; Thu nhập của nông dân trồng rau màu ứng dụng công nghệ cao tăng tối thiếu là 30% so với sản xuất thông thường tại thời điểm năm 2014...


Có thể bạn quan tâm

Mô hình tưới thanh long tiết kiệm nước mùa khô hạn Mô hình tưới thanh long tiết kiệm nước mùa khô hạn

Nắng nhiều, mưa ít, nhiệt độ quanh năm cao kết hợp với độ ẩm trong không khí thấp khiến Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước. Thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại, lượng nước tưới tiêu trong nông nghiệp ngày một giảm sút nhưng chính người nông dân lại đang phung phí nguồn nước quý hiếm bởi cách canh tác cây trồng chưa khoa học.

16/06/2015
Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ

Với ưu thế dễ trồng, chịu hạn, ít sâu bệnh, thị trường đang thuận lợi… cây mít nghệ được huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) định hướng phát triển là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương.

16/06/2015
Chôm chôm trúng mùa, được giá Chôm chôm trúng mùa, được giá

Cây chôm chôm là một cây trồng chủ lực của nông dân ở cù lao Tân Quy thuộc xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Chính cây chôm chôm cũng đã đem lại hiệu quả cho kinh tế nông hộ. Hiện nay, bà con nhà vườn Tân Quy đang bước vào vụ thu hoạch chôm chôm.

16/06/2015
Trái cây dội chợ, rớt giá mạnh Trái cây dội chợ, rớt giá mạnh

Vài tuần nay, nhiều loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ nên dội chợ, rớt giá mạnh. Tuy vậy, theo các tiểu thương, giá rẻ nhưng sức mua không tăng nhiều.

16/06/2015
Thanh long cuộc cạnh tranh chưa bao giờ dứt Thanh long cuộc cạnh tranh chưa bao giờ dứt

Trong cuộc đua vào thị trường Mỹ của nhiều loại trái cây như nhãn, vải thiều, chôm chôm… sắp tới, trái thanh long Bình Thuận cần trở lại thị trường Mỹ ở tư thế tính toán kỹ lưỡng hơn thời gian trong bảo quản, vận chuyển, giá cả…

16/06/2015