Phú Tân (An Giang) đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng

Tính đến nay, toàn huyện có 176 máy gặt đập liên hợp so năm 2014 tăng 15 máy, diện tích gặt bằng máy 59.613ha, đạt 99,8% diên tích; hiện toàn huyện có 672 lò sấy lúa, sấy toàn bộ sản lượng lúa nếp của huyện. Đảm bảo gần 100% sản lượng lúa nếp của huyện được qua khâu sấy. Toàn huyện hiện có 296 trạm bơm điện, đảm bảo tiêu úng 100% diện tích và tưới 95%.
Ngoài ra, huyện còn áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng trên 56.746 ha đạt 95,00%, 1 phải 5 giảm 35.242 ha đạt tỷ lệ 59% diện tích xuống giống; thực hiện tiết kiệm nước 49.578ha, đạt 83%. Cạnh đó, tích nhân giống toàn huyện là 3.404 ha đạt 5,7% so DTXG. Trong đó có 18 tổ sản xuất giống với diện tích 643,35 ha, đạt 1,89 % và diện tích sản xuất giống ngoài tổ là 2.760,65 ha đạt 3,81%.
Từ việc đổi mới phương pháp sản xuất, huyện Phú Tân đã có những bước phát triển vượt bậc trong thực hiện cơ giới vào đồng ruộng, góp phần tăng sản lượng lúa nếp của địa phương tăng dần theo từng năm. Nhờ đó, mà sản lượng lúa nếp của huyện trong năm qua đạt 392.512 tấn.
Thực hiện cơ giới hóa là hướng đi tắt yếu để giúp nông dân giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, cũng như tăng sản lượng lẫn chất lượng. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương và góp phần xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT vừa giao Cục Trồng trọt sớm hoàn thiện Dự thảo Đề án phát triển nấm ăn và nấm dược liệu đến năm 2020.

Người dân tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã đã được chuyển giao kỹ thuật xây mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh.

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

Chỉ với 3 ha đất vườn, bình quân mỗi năm gia đình ông Vành Trọng Loan, tổ dân phố 2, thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar - Đắk Lắk) thu về hơn 300 triệu đồng nhờ trồng sầu riêng xen tiêu và cà phê.

Gần một tuần nay, dọc sông Bồ, đoạn chảy qua địa phận 2 thôn Phước Yên và La Vân Thượng xảy ra tình trạng cá nuôi lồng chết trắng nổi trên sông một cách bất thường, gây lo lắng cho bà con nông dân.