Phú Tân (An Giang) đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng

Tính đến nay, toàn huyện có 176 máy gặt đập liên hợp so năm 2014 tăng 15 máy, diện tích gặt bằng máy 59.613ha, đạt 99,8% diên tích; hiện toàn huyện có 672 lò sấy lúa, sấy toàn bộ sản lượng lúa nếp của huyện. Đảm bảo gần 100% sản lượng lúa nếp của huyện được qua khâu sấy. Toàn huyện hiện có 296 trạm bơm điện, đảm bảo tiêu úng 100% diện tích và tưới 95%.
Ngoài ra, huyện còn áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng trên 56.746 ha đạt 95,00%, 1 phải 5 giảm 35.242 ha đạt tỷ lệ 59% diện tích xuống giống; thực hiện tiết kiệm nước 49.578ha, đạt 83%. Cạnh đó, tích nhân giống toàn huyện là 3.404 ha đạt 5,7% so DTXG. Trong đó có 18 tổ sản xuất giống với diện tích 643,35 ha, đạt 1,89 % và diện tích sản xuất giống ngoài tổ là 2.760,65 ha đạt 3,81%.
Từ việc đổi mới phương pháp sản xuất, huyện Phú Tân đã có những bước phát triển vượt bậc trong thực hiện cơ giới vào đồng ruộng, góp phần tăng sản lượng lúa nếp của địa phương tăng dần theo từng năm. Nhờ đó, mà sản lượng lúa nếp của huyện trong năm qua đạt 392.512 tấn.
Thực hiện cơ giới hóa là hướng đi tắt yếu để giúp nông dân giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, cũng như tăng sản lượng lẫn chất lượng. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương và góp phần xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nghiên cứu Hồ Mỹ Hạnh, Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ và Bùi Minh Tâm, khoa thủy sản, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang nhằm phát triển loài cá này, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.

Khoảng vài tháng nay trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL giá cua giảm mạnh, khiến cho hoạt động buôn bán, các điểm trung chuyển, các vựa ế ẩm. Người nông dân lo lắng vì giá cả của mặt hàng thủy sản đặc biệt này vẫn bấp bênh…

Trong những ngày qua, thông tin một số hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai tiếp tục sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến người tiêu dùng và các hộ chăn nuôi chân chính ở vùng Đông Nam bộ hết sức lo ngại. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý Nhà nước đã kiến nghị xử lý hình sự những người dùng chất cấm trong chăn nuôi.

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.
Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.