Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phù phép trái cây Trung Quốc thành trái cây của Mỹ, Australia

Phù phép trái cây Trung Quốc thành trái cây của Mỹ, Australia
Ngày đăng: 23/11/2015

Các chợ đầu mối của TP HCM là nơi cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân thành phố.

Trước tình trạng thực phẩm không an toàn ngày càng khó kiểm soát, các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh chợ của thành phố đang tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là từ nay đến tết.

Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều bất cập.

Chị Nguyễn Thị Trinh ở khu phố 1, thị trấn Hóc Môn, làm nghề trông xe tại chợ Hóc Môn nên thường xuyên chứng kiến cảnh trái cây Trung Quốc được “phù phép” thành trái cây của Mỹ, Australia.

Chị Trinh rất lo lắng về tình hình an toàn, vệ sinh thực phẩm hiện nay: “Họ mua thùng trái cây để hình trái cây của Trung Quốc.

Họ dán tem lên trái lê, táo, nho, bằng tem Mỹ, Australia, NewZeland… Tôi hỏi họ nói, họ mua bộ tem này ở vựa trái cây chợ đầu mối bán cho và về họ tự dán lên”.

Trung bình mỗi ngày, chợ đầu mối Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn nhập về gần 6.000 tấn rau, củ, trái cây và thịt heo để cung cấp cho người dân thành phố.

Nếu kiểm soát tốt an toàn vệ sinh thực phẩm ở đây sẽ hạn chế được tình trạng thực phẩm không an toàn đưa về các chợ.

Vì vậy, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đang được các chợ đầu mối tăng cường, nhất là từ nay tới tết.

Ngoài việc kiểm tra hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, giấy kiểm dịch, các chợ đầu mối còn lấy mẫu kiểm tra nhanh một số loại rau củ, trái cây có nguy cơ cao.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Hóc Môn cho biết: “Chúng tôi kiểm tra tất cả các vựa, các sạp, chứ không bỏ sót ai.

Đặc biệt, tháng cận Tết thì tăng tần suất kiểm tra hơn nữa, tập trung vào chủng loại rau có nguy cơ mà do Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố chỉ định.

Đối với hàng Trung Quốc phải có giấy tờ qua cửa khẩu và qua kiểm tra ngành bảo vệ thực vật”.

Tuy nhiên, việc lấy mẫu kiểm tra nhanh rau củ, trái cây cũng chỉ định tính, chứ chưa định lượng được nên độ chính xác chưa cao.

Vì vậy, từ đầu năm 2015, các chợ đầu mối phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố lấy mẫu kiểm tra định lượng.

Điều đáng nói là các mẫu xét nghiệm này phải từ 2 đến 3 ngày mới có kết quả, trong khi các loại rau củ, trái cây chỉ lưu lại trong chợ vài ba tiếng đồng hồ.

Trong khi chưa có kết quả xét nghiệm thì các loại rau củ, trái cây này đã lưu thông ra thị trường và nếu có kết quả là các mẫu này không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nguy hại cho sức khỏe thì cơ quan chức năng cũng không thể thu hồi được.

Đây là bất cập lớn trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ đầu mối hiện nay.

Để khắc phục tình trạng này, bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức kiến nghị: “Chúng tôi nghĩ trong quá trình kiểm định với thời gian như vậy là chậm.

Nếu thật sự là hàng hóa độc hại sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Chúng tôi muốn Nhà nước có loại thuốc kiểm định ra kết quả nhanh chóng, kịp thời”.

Những ngày cuối năm, lượng rau, củ, trái cây và thịt heo về các chợ đầu mối càng tăng nên rất khó kiểm soát.

Với những bất cập trong kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ đầu mối của TP HCM hiện nay, đang là điều đáng lo ngại cho người tiêu dùng

.


Có thể bạn quan tâm

Phân bón giả và nỗi đau thật Phân bón giả và nỗi đau thật

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chưa đầy 3km, phường Tân Lập được xem là vùng chuyên canh rau quả cung cấp chính cho thị trường thành phố.

30/11/2015
Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc

Phụ phẩm sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như rơm, rạ có cơ hội được sử dụng làm chiếu và thức ăn cho bò.

30/11/2015
Sao nông nghiệp lại sợ TPP Sao nông nghiệp lại sợ TPP

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”

30/11/2015
Khi đã có niềm tin Khi đã có niềm tin

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

30/11/2015
Học nhiều, hành không nổi Học nhiều, hành không nổi

Trong những ngày gần đây, chuyện hàng nghìn buồng chuối tiêu hồng “ế nẫu” làm “nẫu lòng” các hộ nông dân tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về phương cách làm nông nghiệp tự phát, phi thị trường, đầy rủi ro.

30/11/2015