Phụ Nữ Việt Phát Sốt Săn Giống Dưa Hấu Tí Hon Nhỏ Hơn Ngón Cái

Dưa hấu tí hon không còn là loại quả quá xa lạ với người châu Âu, song nó mới chỉ du nhập vào Việt Nam và ngay lập tức đã được chị em phụ nữ “săn đón” nhiệt tình.
Tới thời điểm này, các shop trực tuyến bán hạt dưa hấu tí hon đang trở nên rất sôi động, nhộn nhịp vì nhu cầu mua tương đối lớn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ, bao gồm cả các bà nội trợ lẫn nữ công chức, viên chức, nhân viên văn phòng. Giá được rao bán là khoảng 20 nghìn đồng/hạt.
Dưa hấu tí hon có chiều dài chỉ khoảng 3cm, nhỏ bằng 1/20 kích thước trung bình của trái dưa hấu thông thường. Tuy nhiên về tỷ lệ chiều dài, bề ngang và màu sắc, mẫu mã của hai loại dưa hấu này giống hệt nhau. Có cảm giác như, dưa hấu tí hon chính là hình ảnh thu nhỏ của trái dưa thường.
Trước kia, dưa hấu tí hon là một loại cây dại ở Nam Mỹ, Sau này, nó được một người Hà Lan mang về nước để trồng trong nhà kính.
Dần dần, nó được xuất sang khắp các nước châu Âu, trở thành một loại quả lạ, ngon miệng, ngon mắt sử dụng trong các nhà hàng như một món khai vị.
Tại Anh, 1kg dưa hấu tí hon được bán với giá khoảng 60 USD (tương đương 1,2 triệu đồng Việt Nam). Theo quan niệm của người Anh, dưa hấu tí hon đem lại may mắn cho gia đình.
Ruột của dưa hấu tí hon không đỏ mà xanh nhạt. Khi thưởng thức, nó giòn như dưa chuột và có vị chua thanh mát.
Có thể bạn quan tâm

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.