Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.
Đến nay, gia đình chị đã dần dần thoát nghèo, đời sống đi vào ổn định. Chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2 – Phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang tâm sự: "Từ ngày nhà nước thu hồi ruộng đất chúng tôi đã tự tìm công ăn việc làm phù hợp với mình. Từ năm 2005 đến giờ, kinh tế gia đình lúc nào cũng khá giả, phù hợp với sở thích. Và từ đó, chị em trên xã Dĩnh Kế tuy không cùng xóm làng nhưng chị em luôn giúp đỡ nhau, giờ đây trên cánh đồng chủ yếu là trồng hoa, trồng đào, cây cảnh" Với kinh nghiệm gần 15 năm làm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, chị không chỉ là người phụ nữ làm kinh tế giỏi mà chị Huấn luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ ở địa phương, cùng với tinh thần đoàn kết chị đã giúp đỡ cho chị em phụ nữ ở địa phương về vốn và truyền đạt kinh nghiệm trồng hoa, trồng đào mà chị tích lũy được sau những tháng ngày tìm tòi, học hỏi để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.
Chị Nguyễn Thị Huấn – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2 – Phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang chia sẻ: "Ngoài những công việc như này ra, chị em lúc rỗi lại đi lấy hoa ở các cửa hàng, đại lý lớn. Ngày bình thường kiếm được 100, 200 nghìn. Ngày rằm, mùng 1 được 500 - 700 nghìn. Mặc dù nhà nước thu hồi đất nhưng đời sống của chị em vẫn đi vào ổn định" Hiện nay, Hội liên hiệp phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ gồm có 9 chi hội trực thuộc với 59 tổ phụ nữ, trong tổng số 2670 người. Trong những năm qua, Hội luôn tích cực quan tâm tới các chị em ở chi hội, tổ chức nhiều câu lạc bộ - như: “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3”, “5 không, 3 sạch”, “CLB phụ nữ giáo dục con theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Chị Nguyễn Thị Phương Bắc – Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang cho chúng tôi biết: "Với các chi hội ở các cơ sở ngoài đặc thù của các chi hội bằng các hoạt động cụ thể, chúng tôi đã dấy lên phong trào nuôi lợn tiết kiệm để giúp chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cháu học sinh nghèo vượt khó có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngoài ra còn tổ chức nhiều câu lạc bộ - như: 5 không 3 sạch, phụ nữ giáo dục con theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Từ đó chúng tôi thấy hoạt động của chị em ở các chi hội dấy lên hoạt động thi đua" Chị Nguyễn Thị Huấn chỉ là một trong những tấm gương điển hình của người phụ nữ làm kinh tế giỏi trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ. Để tiếp tục xây dựng, phát triển được tổ chức Hội vững mạnh, Hội liên hiệp phụ nữ phường vẫn thường xuyên động viên, cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp năng động, sáng tạo có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, trung hậu đảm đang, giỏi việc nước - đảm việc nhà .
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân và ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã triển khai thí điểm trồng rau trái vụ tại một số huyện ngoại thành. Các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng sản xuất mới, giúp các địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí nông thôn mới.

Năm 2014, kế hoạch gieo trồng của huyện Chợ Mới khoảng 78.800 héc-ta lúa, màu. Huyện sẽ tập trung xuống giống dứt điểm vụ đông xuân trong tháng 12; cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, nhân rộng mô hình “Cánh đồng mẫu”; các địa phương nhanh chóng lên kế hoạch xả lũ, nạo vét kênh...

Đây sẽ là nguồn thu nhập lâu dài của các hộ tham gia dự án và là nơi tham quan học tập nghề vườn ở mỗi địa phương. Hiện có khoảng 780 hộ bước đầu có thu nhập hơn 700 triệu đồng từ vật nuôi và CAQ.

Những ruộng lạc đã đến kỳ thu hoạch ở xã Diễn Thịnh - vùng trồng lạc tập trung của huyện Diễn Châu (Nghệ An) phủ một màu đen héo úa. Vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân không phấn khởi vì lạc bị giảm năng suất so với mọi năm...

Không như mọi ngày, sáng nay anh Lập dậy hơi muộn. Dư vị của trận nhậu tưng bừng tối hôm qua vẫn còn làm anh uể oải. Bữa tiệc do một khách hàng khao mừng việc con heo nái của mình đã hạ sinh được 14 con mà vẫn “mẹ tròn con vuông”. Đó là “thành quả” do có “tay nghề” của con heo nọc giống mà anh Lập đã nuôi dưỡng hơn hai năm nay.