Phù Ninh Tập Trung Đầu Tư Phát Triển Sản Xuất Và Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn

Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Trong phát triển sản xuất, hầu hết các địa phương đã áp dụng cơ giới hóa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, tăng diện tích lúa lai, lúa SRI, đảm bảo làm tốt các dịch vụ cung ứng giống, vật tư, phân bón, thủy lợi; phát hiện và phòng chống kịp thời các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi từ đó góp phần tăng năng suất, sản lượng. Nhiều mô hình áp dụng các tiến bộ KHKT đạt kết quả tốt như: Trồng cà chua trái vụ theo công nghệ mới, trồng ngô mật độ dày, trồng lúa chất lượng cao, nuôi cá thâm canh, nuôi gà an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh xử lý chất thải…
Để nâng cao hiệu quả sản xuất huyện Phù Ninh còn thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm bao gồm sản xuất lương thực, phát triển cây chè, trồng rừng sản xuất, chăn nuôi bò, lợn với tổng vốn hỗ trợ trong 3 năm gần 10,5 tỷ đồng.
Ngoài ra còn khuyến khích phát triển cây ăn quả, thủy sản và nông nghiệp cận đô thị; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; hỗ trợ phân bón, giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ rừng...
Hộ ông Nguyễn Văn Thu ở khu 9, xã Phù Ninh đầu tư mở rộng quy mô vườn ươm cây giống, cung cấp cho thị trường 100 vạn cây giống/năm, thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm. Từ nguồn thu ổn định, gia đình đã đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng NTM ở địa phương.
Cùng với hỗ trợ sản xuất huyện còn huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển mạng lưới giao thông, nâng cấp các công trình thủy lợi, trường học, y tế, văn hóa, thể thao... với tổng mức đầu tư đến nay đạt hơn 220 tỷ đồng.
Các xã trong huyện đã huy động người dân tham gia quản lý, giám sát thi công các công trình xây dựng trên địa bàn, chủ động chỉnh trang nhà cửa, cổng, vườn, đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, vệ sinh môi trường...
Nhiều nơi nhân dân đã tích cực góp công, góp sức, hiến đất để thực hiện dự án phát triển sản xuất, giao thông, thủy lợi... Điển hình như các xã: An Đạo, Phú Nham, Gia Thanh, Liên Hoa... Từ năm 2012 đến nay, huyện Phù Ninh đã có 1.449 hộ hiến 132.000m2 đất và tài sản để làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa khu dân cư, với tổng trị giá khoảng 15 tỷ đồng.
Ông Đặng Duy Quang - Bí thư Đảng ủy xã Liên Hoa cho biết: “Mặc dù thực tế địa phương còn nhiều khó khăn song trong quá trình nâng cấp, mở rộng đường giao thông hay xây dựng các công trình công cộng, người dân Liên Hoa đều sẵn sàng đóng góp kinh phí và hiến đất, hoa màu để xây dựng công trình, nhất là đường giao thông. Đến nay xã chúng tôi đã thực hiện đạt 11 tiêu chí nông thôn mới, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc so với trước”.
Tính đến nay huyện Phù Ninh đã có 4 xã đạt từ 13-16 tiêu chí là An Đạo, Phù Ninh, Tiên Du, Phú Lộc trong đó xã An Đạo cơ bản đạt xã NTM; 10 xã đạt từ 10-12 tiêu chí, còn lại đạt từ 7-9 tiêu chí. Có được kết quả trên là nhờ sự tích cực vào cuộc của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân huyện Phù Ninh trong suốt quá trình triển khai và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong đó phải kể đến vai trò của Ủy ban MTTQ huyện đã phát động và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới.
Các tổ chức đoàn thể: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới cho các đoàn viên, hội viên, tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm, tổ chức các chương trình hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn: Tu sửa đường giao thông, thu gom rác thải, trồng cây xanh...
Ngoài ra các tổ chức đoàn thể còn phối hợp tổ chức tập huấn, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, giúp vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho các hộ. Đặc biệt phong trào tương trợ giúp nhau làm kinh tế, hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, mái ấm tình thương ở Phù Ninh thời gian qua được đa số nhân dân hưởng ứng, kết quả bước đầu đã giúp nhau bằng tiền 886 triệu đồng, 2.466 ngày công, 9.800 kg lương thực, 66.100 cây giống các loại cho 1.126 hộ ở các xã.
Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động và có lộ trình thực hiện cụ thể nên đến nay ở Phù Ninh đã tạo chuyển biến tích cực trong cách nghĩ, nếp làm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; khắc phục dần tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước trong xây dựng NTM.
Phát huy những kết quả đạt được, huyện Phù Ninh đang phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 4 xã đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt từ 9-14 tiêu chí.
Có thể bạn quan tâm

Đánh giá từ cơ quan chức năng thì nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thiếu tính bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về dịch bệnh. Những rủi ro này một phần nguyên nhân do nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh chưa chủ động được về nguồn giống, từ số lượng đến chất lượng giống. Trước thực trạng đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm, nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống hiện có trên địa bàn tỉnh là giải pháp cho việc giải bài toán về con giống cho nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Ngày 24/7/2015, tại hội trường UBND xã Ngũ Lạc - huyện Duyên Hải, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh kết hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm cho gần 50 bà con nông dân ở hai huyện, Duyên Hải và Cầu Ngang. Tham gia buổi hội thảo có ông Phạm Nam Dương, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Hội Nông dân huyện Duyên Hải.

Cách đây 10 năm, nhận thấy heo rừng dễ nuôi, nguồn thức ăn cho chúng chủ yếu từ thiên nhiên, cựu chiến binh Chung Văn Tuấn, ngụ xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chọn nuôi và ông đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.
Với mong muốn được bảo tồn loài vật nuôi truyền thống của người H’re, Chủ tịch UBND xã Ba Vinh (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) đã lặn lội khắp nơi tìm từng con gà Re về nhân giống. Kết quả bước đầu mang lại hiệu quả ngoài mong đợi với số lượng đàn gà lên đến hàng trăm con, khỏe mạnh và phát triển tốt.

Đây là hợp đồng bảo hiểm tàu cá đầu tiên theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản trong đó có chính sách bảo hiểm cho ngư dân được cơ quan bảo hiểm bồi thường.