Phú Lạc phát triển chăn nuôi bò

Thực tế cho thấy, chăn nuôi bò đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nông dân Phú Lạc.
Toàn thôn Phú Lạc có khoảng 1.200 con bò; hộ nuôi ít nhất 2 con, nuôi nhiều trên chục con; tỉ lệ bò lai đạt trên 90%.
Ông Nguyễn Hoài Giang, khuyến nông viên xã Bình Thành, cho biết: Thời gian gần đây nông dân thôn Phú Lạc chú trọng chăn nuôi bò, nhờ biết áp dụng KHKT vào chăn nuôi nên ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Nhiều hộ nuôi bò ở Phú Lạc đều cho rằng, nuôi bò dễ hơn nuôi heo, giá cả lại ổn định hơn, mỗi con bò sẻ nuôi 5-7 tháng bán ra cũng được khoảng 15 triệu đồng, bò lai thì giá cả cao hơn, hộ nuôi 2 con cũng kiếm được vài ba chục triệu đồng/năm, có số tiền lớn để lo cho con cái ăn học, trang trải cuộc sống.
Bà Nguyễn Thị Thiện, ở đội 1 thôn Phú Lạc, bộc bạch: “Nhiều năm qua, gia đình tôi nuôi con ăn học nhờ chăn nuôi bò.
Nhà tôi có 4 con bò cái sinh sản, một năm đẻ được 4 con nghé con, là nghé lai nên bán được giá cao, thu nhập 70-80 triệu đồng/năm”.
Để giúp các hộ chăn nuôi đạt hiệu quả cao, ngành chức năng của xã, huyện đã mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản, bò thịt và phương pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn bò.
Nhờ đó, đàn bò trong thôn ít bị dịch bệnh và phát triển tốt.
Người nông dân xem con bò là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cũng rất tâm huyết với việc nuôi bò.
Ngoài các loại cây trồng như mì, bắp, bà con còn trồng thêm cỏ voi; kết hợp pha trộn thức ăn hỗn hợp cho bò, ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Lê Văn Ngại, ở thôn Phú Lạc, có kinh nghiệm nhiều năm nuôi bò.
Gần đây, qua các lớp tập huấn, ông đã tiếp thu được kỹ thuật vỗ béo bò để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông cho biết, 2 tháng trước, ông mua một con bò ốm trị giá 18 triệu đồng, đem về nuôi vỗ béo theo kỹ thuật được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, bò tăng trọng nhanh, được thương lái trả mua với giá 29 triệu đồng; trừ chi phí, còn lãi hơn 7 triệu đồng sau gần 2 tháng chăm sóc.
Hiện ông đầu tư trồng 2 sào cỏ voi và trồng 3 sào bắp để có thêm nguồn thức ăn xanh vỗ béo 2 con bò chuẩn bị bán trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
Trong thời gian tới, xã Bình Thành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân phát triển đàn bò; hướng dẫn, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nguồn vốn vay để xây dựng chuồng nuôi phù hợp;
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò, hướng dẫn trồng các loại cỏ làm thức ăn cho bò, nhằm mở ra hướng làm giàu bền vững cho nông dân, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng hàng chục tỉnh, thành phố trên cả nước xuất hiện dịch cúm trên đàn gia cầm gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và ngành chăn nuôi, tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp tích cực bảo vệ đàn gia cầm và người sản xuất, kiên quyết không để xảy ra dịch trên địa bàn...

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.

Chi cục Thú y vừa phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa tổ chức triển khai công tác quản lý nuôi chim yến theo Thông tư 35 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Phước tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Một số giải pháp phát triển điều bền vững”.

Đây là năm thứ ba liên tiếp người trồng mía ở ĐBSCL bị thua lỗ. Hiện nay, giá mía 10 chữ đường đang được thu mua tại nhà máy đường Sóc Trăng là 910 đồng/kg và thương lái thu mua tại ruộng chỉ dao động từ 600 - 650 đồng/kg.