Phú Lạc phát triển chăn nuôi bò

Thực tế cho thấy, chăn nuôi bò đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nông dân Phú Lạc.
Toàn thôn Phú Lạc có khoảng 1.200 con bò; hộ nuôi ít nhất 2 con, nuôi nhiều trên chục con; tỉ lệ bò lai đạt trên 90%.
Ông Nguyễn Hoài Giang, khuyến nông viên xã Bình Thành, cho biết: Thời gian gần đây nông dân thôn Phú Lạc chú trọng chăn nuôi bò, nhờ biết áp dụng KHKT vào chăn nuôi nên ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Nhiều hộ nuôi bò ở Phú Lạc đều cho rằng, nuôi bò dễ hơn nuôi heo, giá cả lại ổn định hơn, mỗi con bò sẻ nuôi 5-7 tháng bán ra cũng được khoảng 15 triệu đồng, bò lai thì giá cả cao hơn, hộ nuôi 2 con cũng kiếm được vài ba chục triệu đồng/năm, có số tiền lớn để lo cho con cái ăn học, trang trải cuộc sống.
Bà Nguyễn Thị Thiện, ở đội 1 thôn Phú Lạc, bộc bạch: “Nhiều năm qua, gia đình tôi nuôi con ăn học nhờ chăn nuôi bò.
Nhà tôi có 4 con bò cái sinh sản, một năm đẻ được 4 con nghé con, là nghé lai nên bán được giá cao, thu nhập 70-80 triệu đồng/năm”.
Để giúp các hộ chăn nuôi đạt hiệu quả cao, ngành chức năng của xã, huyện đã mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò sinh sản, bò thịt và phương pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn bò.
Nhờ đó, đàn bò trong thôn ít bị dịch bệnh và phát triển tốt.
Người nông dân xem con bò là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cũng rất tâm huyết với việc nuôi bò.
Ngoài các loại cây trồng như mì, bắp, bà con còn trồng thêm cỏ voi; kết hợp pha trộn thức ăn hỗn hợp cho bò, ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Lê Văn Ngại, ở thôn Phú Lạc, có kinh nghiệm nhiều năm nuôi bò.
Gần đây, qua các lớp tập huấn, ông đã tiếp thu được kỹ thuật vỗ béo bò để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông cho biết, 2 tháng trước, ông mua một con bò ốm trị giá 18 triệu đồng, đem về nuôi vỗ béo theo kỹ thuật được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, bò tăng trọng nhanh, được thương lái trả mua với giá 29 triệu đồng; trừ chi phí, còn lãi hơn 7 triệu đồng sau gần 2 tháng chăm sóc.
Hiện ông đầu tư trồng 2 sào cỏ voi và trồng 3 sào bắp để có thêm nguồn thức ăn xanh vỗ béo 2 con bò chuẩn bị bán trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
Trong thời gian tới, xã Bình Thành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân phát triển đàn bò; hướng dẫn, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nguồn vốn vay để xây dựng chuồng nuôi phù hợp;
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò, hướng dẫn trồng các loại cỏ làm thức ăn cho bò, nhằm mở ra hướng làm giàu bền vững cho nông dân, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Có thể bạn quan tâm

15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.