Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất
Ngày đăng: 18/09/2014

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

Khô cá sặc rằn được xem như đặc sản vùng đồng bằng Sông Cửu Long, do chất lượng thịt thơm ngon, người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, nuôi cá sặc rằn thương phẩm càng ngày càng được nhiều nông dân quan tâm.

Nắm bắt được nhu cầu của nông dân, ngày 09/09/2014 dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến Nông An Giang, Trạm Khuyến Nông huyện Thoại Sơn kết hợp với chính quyền địa phương thị trấn Phú Hòa đã thực hiện trình diễn mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất.

Đến dự hội thảo có ông Phan Phi Hùng (trưởng trạm Khuyến Nông huyện Thoại Sơn), ông Trần Minh Huy (cán bộ kỹ thuật thủy sản của Trung tâm Khuyến Nông) cùng hơn 50 bà con nông dân và các Khuyến nông viên của các xã lân cận đến tham dự.

Mô hình được thực hiện từ tháng 03/2014 tại 2000m2 mặt nước ao của hộ ông Dương Văn Sắt ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn. Qua hơn 6 tháng thả nuôi năng suất cá đạt 2,07kg/m2, trong đó 75% cá nuôi đạt kích cỡ 9 – 10con/kg, tỷ lệ sống: 85%. Kế hoạch đến tháng 11/2014 sẽ thu hoạch, dự kiến sản lượng được 4.136 kg, với giá bán hiện tại 57,500đ/kg, trừ hết chi phí lợi nhuận được khoảng 37 triệu.

Theo ông Sắt cho biết nuôi cá sặc rằn không khó lắm, về kỹ thuật khá đơn giản. Diện tích ao nuôi có thể nhỏ hơn tùy vào diện tích ao nuôi sẵn có, bờ bao phải cao để tránh ngập lụt. Trước khi thả cần phải cải tạo ao (vét bùn và phơi đáy ao), sau khi cải tạo xong tiến hành lấy nước vào và xử lý lại bằng Glu – RV 1- 2ngày trước khi thả cá giống con, mực nước ao nuôi khoảng 1,5 - 2m.

Về cá giống, trọng lượng khoảng 150 – 200con/kg là phù hợp để thả, mật độ cá con khi thả vào khoảng 20 - 30con/m2 là tốt nhất. Trong thời gian nuôi nên chú ý thay nước mỗi tháng từ 1 - 2lần, bổ sung men vi sinh tăng cường sức đề kháng và bổ trợ hệ tiêu hóa cho cá. Định kỳ 2lần/tháng bắt cá để kiểm tra tốc độ tăng trưởng và dịch bệnh.

Mô hình nuôi cá sặc rằn được rất nhiều nông dân quan tâm vì dễ nuôi và có hiệu quả kinh tế. Đây là một trong những mô hình mới nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị cao giúp người dân xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Khuyến cáo gieo trồng các loại cây vụ đông Khuyến cáo gieo trồng các loại cây vụ đông

Bà con nông dân các tỉnh miền Bắc đang triển khai gieo trồng các loại cây vụ đông. Ngoài các loại cây như ngô, đậu tương, lạc đã hết thời vụ, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khuyến cáo bà con lưu ý các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất các cây trồng khác như sau:

02/11/2015
Nỗ lực về đích nông thôn mới Nỗ lực về đích nông thôn mới

Trước nhiều khó khăn, xã Lăng vẫn nỗ lực vượt khó, chặn đường về đích như được rút ngắn. Được biết, Lăng là một trong hai xã điểm của huyện Tây Giang, là một trong 50 xã điểm của tỉnh ta về xây dựng nông thôn mới (NTM).

02/11/2015
Năng suất cao từ chuyến biển gần bờ Năng suất cao từ chuyến biển gần bờ

Ngư dân Quảng Nam vẫn ra khơi trong mùa biển động và có được những chuyến biển gần bờ thành công khi sản lượng thu được và đầu ra hải sản đều đạt.

02/11/2015
Vực dậy nước mắm Cửa Khe Vực dậy nước mắm Cửa Khe

Trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, huyện Thăng Bình đã có nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại, hỗ trợ cải tiến thiết bị sản xuất, nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề nước mắm Cửa Khe (thôn 6, xã Bình Dương).

02/11/2015
Gần 400 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện các xã nông thôn mới Gần 400 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện các xã nông thôn mới

Góp phần thực hiện tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương, Công ty Điện lực Quảng Nam đã nỗ lực đầu tư gần 400 tỷ đồng từ các nguồn vốn vay ADB, KFW, ADB mở rộng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện.

02/11/2015